Nan Đề Tội Lỗi P2

Trong Rô-ma 1:29-31 ông viết như sau: “Họ đầy dẫy mọi sự không công bình, độc ác, tham lam, hung dữ; chan chứa những điều ghen ghét, giết người, cãi lẫy, dối trá, giận dữ; hay mách, gièm chê, chẳng tin kính, xấc xược, kiêu ngạo, khoe khoang, khôn khéo về sự làm dữ, không vâng lời cha mẹ; dại dột, trái lời giao ước, không có tình nghĩa tự nhiên, không có lòng thương xót.”

Hiển nhiên tất cả những tội lỗi liệt kê ở trên hoàn toàn không xa lạ gì đối với con người hôm nay, dù là những người sống sau Phao-lô đến 2000 năm. Lòng người và những tội lỗi cố hữu không có gì thay đổi. Văn minh, giáo dục, khoa học thậm chí tôn giáo không thay đổi bản chất sa ngã trong con người mà kinh thánh đã khẳng định. Nếu người da đen có thể thay đổi màu da, nếu con beo đổi được các đớm trên lưng, thì con người quen làm dữ mới có thể làm lạnh được. Đó là theo Giê-rê-mi chương 13:23.

Cơ đốc nhân tin rằng từ ngữ tội là từ ngữ chính xác nhất công bố chân lý về tình trạng loài người. Đó không phải là chân lỳ duy nhất nhưng là chân lý thiết yếu. Chúng ta là những tạo vật Đức Chúa Trời tạo dựng tốt đẹp toàn vẹn theo hình ảnh Ngài, cả thế giới do Chúa tạo dựng nguyên thủy cũng tốt lành như thế. Nhưng mà có một biết cố xảy ra làm cho dòng lịch sử khơi nguồn bổng nhiên khựng lại, có một cái gì sai trật khi con người phải trốn tránh Đức Chúa Trời. Khi anh giết em không thương xót. Khi con người dần dần quay lưng lại với Đức Chúa Trời, bất cần Ngài, đến độ Đức Chúa Trời quyết định dùng nước lụt quét sạch loài người gian ác, chỉ chừa lại một gia dình tin kính là Nô-ê.

Nhưng rồi không bao lâu đâu lại hoàn đấy, tội lỗi gia tăng lan rộng. Đức Chúa Trời lại can thiệp và Ngài kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi quê hương thờ hình tượng để đồng hành với Ngài và khởi đầu một dòng giống mới. Nhưng rồi lịch sử phạm tội lại tái diễn trong dòng dõi Áp-ra-ham là dân tộc Do thái tệ hại không kém gì các dân tộc ngoại ban. Sau hết Đức Chúa Trời đã phải dùng một giải pháp cuối cùng, chận đứng dòng sông tội lỗi đang cuồn cuộn chảy bằng một phương cách triệt để. Đó là chính Ngài giáng hạ bước vào thế giới, tội lỗi gian ác cùng cực của loài người đã thể hiện ra một cách ghê gớm hơn hết. Khi chính tuyển dân hả hê nhìn chính tác phẩm của họ là thân thể đẫm máu của con Đức Chúa Trời đã bị họ giết và đóng đinh lên cây thập tự. Tội lỗi đã biến toàn thể nhân loại thành thủ phạm đồng thời cũng là nạn nhân cho nên không nói đến tội lỗi con người không có một chút hy vọng nào hiểu được giải pháp chuộc tội của Đức Chúa Trời.

Giảng về tội lỗi là điều thiết yếu để con người hiểu rằng, chính mình là tội nhân và mình không thể làm gì để giải quyết nan đề tội lỗi. Người ta có thể tìm lại vật dụng thất lạc, phục hồi lại sức khỏe sau cơn đau ốm. Nhưng con ngườ hoàn toàn bó tay trước những tội lỗi đã phạm, không thể sửa đổi một lỗi lầm quá khứ, cũng không thể ngược dòng thời gian để thu hồi những lời nói dối trá, tổn thương xúc phạm. Những tư tưởng ô uế xấu xa đen tối. Đối với tội lỗi con người hoàn toàn bất lực và Đức Chúa Trời cũng biết rõ điều đó. Nếu Đức Chúa Trời bỏ mặt con người sẽ tiếp tục sống trong tội lỗi và sẽ chết trong tội lỗi, con người đang ngụp lặng giữa biển tội, không có con tàu cứu nạn con người không thoát khỏi số phận trầm luân. Cho đến đây chúng ta mới chỉ nói đến tội theo nghĩa thông thường, nhưng chưa đưa ra định nghĩa về tội. Thông thường con người trong mọi xã hội đều có những ý niệm khá rõ về cách cư xử được coi là đúng hay sai.

Những ý niệm đó được coi là những ý niệm tiêu chuẩn cư xử người ta đã nêu lên 3 loại tiêu chuẩn để phán định những hành vi nào bị coi là tội.

  1. Tiêu chuẩn tự nhiên: một số người theo thuyết nhị nguyên tin tin rằng, thế giới được vận hành bởi hai thế lực thiện và ác đối kháng. Mỗi hành vi của con người được xếp trong hai khuynh hướng này và tất nhiên ai cũng trông mong người khác hành xử theo khuynh hướng thiện lành. Làm ác thưởng bị phê phán và bị chê trách.
  2. Tiêu chuẩn xã hội: xã hội tiêu chuẩn qua hệ thống pháp lý quy định những tiêu chuẩn mọi người phải tuân giữ, vi phạm các bộ luật hình hay hộ sẽ đưa đến hậu quả bị kết án. Ngày nay hệ thống pháp luật của nhiều nước phương chịu ảnh hưởng rất lớn đến các tiêu chuẩn luật pháp trong Kinh Thánh. Ví dụ như mười giới răn trong kinh thánh. Từng được coi là tiêu chuẩn đối với tối cao pháp viện hoa kỳ.
  3. Tiêu chuẩn tôn giáo: trong hầu hết các tôn giáo của con người, giáo luật truyền thống hay do con người soạn thảo. Có những quy định tín hữu phải tuân giữ, những việc lành nên làm và những việc dữ phải tránh. Có thể nói nền tảng trong các tôn giáo của con người là các giới cấm và bổn phận chính là của các tín hữu tôn giáo là tuân giữ những giới cấm đó. Vi phạm giới cấm là phạm tội.

Bây giờ chúng ta nói về quan điểm của Kinh Thánh về tội. Trong cựu ước con người phạm tội khi không đáp ứng hay không đạt tới tiêu chuẩn trong quy định trong giới răn của Chúa. Như xạ thủ bắn mũi tên không trúng đích chệt mục tiêu. Hậu quả là con người rơi vào tình trạng mắc tội lỗi với Chúa, mối tương giao tốt đẹp với Chúa bị rạn nứt thậm chí đỗ vỡ, khiến cho đôi lúc Chúa phải dùng biện pháp trừng phạt nghiêm khắc lâu dài. Tuy nhiên cũng trong cựu ước Chúa đã đưa ra giải pháp cho con người về hình thức là qua các sinh tế chuộc tội. Nhưng về tinh thần là lòng đau thương thống hối chân thật với quyết tâm từ bỏ con đường sai phạm.

Còn Tiếp

TÔI MUỐN TIN CHÚA