Nan Đề Tội Lỗi P1

Sứ đồ Phao-lô trong thư Rô-ma 3:10-12; 22-23  ghi như sau:

“Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết. Chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời. Chúng nó đều sai lạc cả, thảy cùng nhau ra vô ích; 

Chẳng có phân biệt chi hết,  vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.”

Người ta có thể nói về tội lỗi, bàn về những tội phạm kinh khủng, ghê tởm đã và đang xảy ra trong xã hội loài người. Nhưng không ai muốn dính dấp đến tội lỗi của người khác, không ai muốn bị nghi ngờ phạm tội, lại càng không muốn bị kết án. Trong ý thức thông thường mọi người đều muốn tránh xa tội lỗi nhưng trong thực tế của đời sống tội lỗi là điều con người không tránh được. Như người thợ máy trong hầm tàu, dưới gầm xe, như công nhân làm việc trong mỏ than không thể không lem luốc. Vì trong ý thức không ai muốn dính dấp đến tội lỗi, cho nên một số người không muốn tiếp xúc hay đến gần hội thánh vì biết hội thánh thường xuyên nói đến tội lỗi và lên án tội lỗi. Trong khi khổng giáo bảo rằng nhân chi sơ tính bản thiện. Cơ đốc giáo bảo rằng: từ khi chào đời con người đã là tội nhân. Như vua Đa-vít đã kêu lên khi cầu nguyện thống hối.

Trong Thi thiên 51 Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi.” Người ta bảo rằng khi nhấn mạnh đến tội lỗi cơ đốc giáo cố ý tạo ra mặc cảm tỗi lỗi trong lòng ngươi để thuyết phục họ quy đạo. Những người phê phán như thế cũng gợi ý rằng. Thay vì nói về tội lỗi thì nên đề cao những phẩm tính tốt đẹp trong con người để giúp họxây dựng lòng tin, nên cổ xúy những tích cực của con người hơn là nói về những gì tiêu cực. Những điểm nêu trên nói chung, những lập luận thông thường phản đối quan điểm của cơ đốc giáo về bản chất con người. Cáo buộc cơ đốc giáo đã tạo ra mặc cảm tội lỗi và hạ thấp các giá trị nhân bản. Họ cho rằng cơ đốc giáo hãy nhấn mạnh hơn đến những khía cạnh tích cực trong bản chất con người, để khích lệ con người phát huy những mặt mạnh thay vì phơi bày những khiếm khuyết trong cá tính nhân loại. Chỉ tạo ra những mặc cảm không cần thiết. Mục sư Billy Graham thuật lại câu chuyện sau đây:

Có lần một chấp sự trong một hội thánh địa phương đến gặp riêng mục sự quản nhiệm trong văn phòng, yêu cầu mục sư đừng giảng quá nhiều và quá thẳng về tội lỗi. Sợ rằng sẽ có ảnh hưởng không tốt cho tâm trí thanh thiếu nhi trong hội thánh. Ông mục sự đứng dậy đi đến kệ thuốc lấy xuống từ ngăn cao nhất một chai thuốc độc. Cầm chai thuốc đưa cho vị chấp sự mục sư hỏi, ông muốn thế nào, ông muốn tôi xé bỏ cái nhãn thuốc độc này đi và thay bằng nhãn thuốc bổ không. Hiển nhiên đổi nhãn hiệu không làm cho chai thuốc độc trở nên bớt độc mà trái lại nó làm cho chai thuốc độc nguy hiểm hơn.

Không nói đến tội lỗi hay dùng những từ ngữ lịch sự chỉ tội lỗi thì không vì thế thay đổi bản chất ghê gớm của nó và hậu quả kinh khủng của nó trên số phận đời đời của con người. Nhìn vào thực tế giả sử sẽ không ai nói đến đề tài tội lỗi, nếu không ai đề cập đến những xấu xa tiêu cực. Và chỉ ca ngợi những việc thiện lành thì liệu tình trạng có khá lên không, con người có trở nên tốt hơn, sống hạnh phúc hơn không.

Vd: bạn quyết định đến phòng mạch của bác sĩ để khám bệnh vì không thời gian qua, bạn thấy trong người không được khoẻ, bạn xuống cân hay mệt và hồi hợp. Thêm vào đó có những u bứu nổi lên trong người. Bạn được thử máu và qua các thủ tục xét nghiệm, một tuần sau bạn trở lại phòng mạch bác sĩ để biết kết quả. Bác sĩ bước vào với tập hồ sơ rất dày trên tay, chậm rải ngồi xuống nhìn vào mắt bạn nói. Thưa ông tôi có tất cả các kết quả thử nghiệm về tình trạng sức khỏe của ông, tuy nhiên tôi sẽ không tiết lộ gì hết về những kết quả đó vì chỉ làm cho ông lo buồn thêm. Ông nên về nhà tự trấn an tự khích lệ và cố gắng vui vẻ lên.

Tôi không biết nếu bạn là bệnh nhân trên bạn có an tâm và bằng lòng với những gì bác sĩ nói như thế không. Hay bạn sẽ đòi biết sự thật đồi bác sĩ tiết lộ tất cả kết quả thử nghiệm không được dấu diếm điều gì. Không đề cập đến tội lỗi, thậm chí tìm cách bào chữa bênh vực cho khuynh hướng phạm tội cố hữu trong con người, không giúp chúng ta biết hiện trạng thật của mình, mà chỉ khiến chúng ta ở vào một vị trí nguy hiểm hơn. Về văn hóa, văn minh khoa học kỷ thuật, xã hội con người cách đây 2000 năm rất khác thế giới chúng ta. Nhưng chúng ta hãy nghe lời Thánh Phao-lô mô tả tội lỗi sẽ thấy rằng bản chất tội lỗi trong con người dù ở đâu, dù ở thời đại nào không hề thay đổi.

Còn Tiếp

TÔI MUỐN TIN CHÚA