Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 9)

Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 9)

B. Sơ-mi-ra-mít Và Sự Thờ Phượng Trăng Lưỡi Liềm

Sau cái chết của Nim-rốt, hệ thống niềm tin của tôn giáo Ba-by-lôn bắt đầu hình thành một cách cụ thể. Người Ba-by-lôn tin rằng Nim-rốt, người họ tin là một vị thần đã nhập thể lần nữa thành Tham-mút con của ông qua vợ ông là Sơ-mi-ra-mít, và họ truyền bá thần thoại này. Họ bắt đầu tôn trọng quyền năng của Sơ-mi-ra-mít.

Quyền lực của Sơ-mi-ra-mít dần dần được nâng lên. Bây giờ, người ta thờ phượng Sơ-mi-ra-mít nhiều nhất trong ba vị thần – Nim-rốt, Sơ-mi-ra-mít, và Tham-mút. Họ công nhận Sơ-mi-ra-mít là nữ thần vĩ đại, người đã tái sinh vị thần tối cao Nim-rốt, và người ta đặt Sơ-mi-ra- mít trên Nim-rốt và Tham-mút. Vì thế, người ta để Tham- mút, tức Nim-rốt tái sinh, ngồi trong lòng của Sơ-mi-ra- mít. Và nó đã trở thành một hình ảnh điển hình của tôn giáo Ba-by-lôn – nữ thần bế con trai mình là Tham-mút trên tay.

5

Hình 2. Sơ-mi-ra-mít và Tham-mút Kitto’s Illustrated Commentary,vol.iv. p.31. Two Baby Ions (Alexander Hislop, Antioch, 1997),p.29 requoted.

Khi chúng ta quan sát những hình tượng của Sơ-mi- ra-mít rải rác trong nhiều vùng, hầu hết những hình tượng này nhấn mạnh phần vú. Ví dụ: Người dân ở E-phê-sô gọi Sơ-mi-ra-mít là Ác-tê-mít (Công Vụ 19:2-28), và tượng của vị nữ thần này cơ bản thường có 18 đến 24 vú. Điều này là vì Sơ-mi-ra-mít là biểu tượng của sự trù phú và sinh sản. Sự ảnh hưởng của Sơ-mi-ra-mít tiếp tục phát triển, với nhiều đặc điểm khác như: nữ thần cưu mang và phát triển sự sống, nữ thần của sự trù phú, nữ thần ban phước hạnh theo những gì tôi muốn, nữ thần ban sự cứu rỗi, nữ thần có thể làm cho tôi giàu có, nữ thần của sự may mắn, v.v… Khi tầm ảnh hưởng của nữ thần này phát triển, nó trở thành một đức tin cơ bản của tôn giáo Ba-by-lôn thờ phượng nữ thần.

6

Hình 3. Ác-tê-mít ở Ê-phê-sô Sơ-mi-ra-mít được gọi là Ác-tê-mít trong văn hoá Hy-lạp. Đặc biệt, Ác-tê-mít ở Ê-phê-sô, với nhiều vú và đeo một dây chuyền hình trăng lưỡi liềm, được truyền bá rộng rãi trong đế quốc La-mã. Và nhiều người thờ phượng nữ thần. Ác-tê-mít của Ê-phê-sô . Thế kỉ thứ 2 SCN. Copy, Villa Adriana. Italy. Viện bảo tang Vatican. Licensor: Wknight94 (CCBY-SA 3.0).

Vùng Trung Đông cơ bản bao gồm những sa mạc đầy nắng cháy. Vì vậy, người ta thờ phượng mặt trăng hơn là mặt trời chói chang khó chịu vì họ tin rằng mặt trăng đem lại sự mát mẻ và thanh bình. Đặc biệt, vì giữa nhiều hình dạng của mặt trăng, trăng lưỡi liềm có ý nghĩa của một sự khởi đầu mới, mang ánh sáng vào tối tăm, nên nó được xem là huyền bí hơn các hình dạng khác. Vì vậy, người dân trong vùng Ba-by-lôn bắt đầu xem trăng lưỡi liềm như nữ thần Sơ-mi-ra-mít. Trăng lưỡi liềm, với ý nghĩa xua tối tăm và mang ánh sáng, đã trở thành biểu tượng của nữ thần Sơ-mi-ra-mít, người đem sự sống, tin lành, sự giàu có, may mắn, hy vọng, và phước hạnh.

7

Hình 4. Ít-ta ở Ba-by-lôn Tượng Sơ-mi-ra-mít với trăng lưỡi liềm trên đẩu, mắt bằng đá ru-bi, cùng với hoa tai và vòng cổ bằng vàng. Những tượng nhỏ như thế này thường được tạo ra trong tôn giáo Ba-by-lôn khoảng thế kỉ thứ 1 TCN. Thế kỉ thứ 2 TCN – thế kỉ thứ 2 SCN, Hillah, I-rắc. Viện bảo tàng Louvre. Pa-ri.

Điều tồi tệ hơn khi chúng ta đọc Kinh Thánh Cựu ước là dân Y-sơ-ra-ên, con cái của Đức Chúa Trời, lại phục vụ trăng lưỡi liềm (Sô-phô-ni 1:5). Người Y-sơ-ra- ên và người dân trong vùng lân cận đeo những đồ trang trí hình trăng lưỡi liềm (Thẩm Phán 8:21-26; Êsai 3:18). Ngoài ra, vì một tháng mới được bắt đầu khi trăng lưỡi liềm xuất hiện, nên người Y-sơ-ra-ên đã xem ngày đầu tiên của tháng là quan trọng và họ tổ chức lễ hội (1 Sa- mu-ên 20:5,18; Êsai 47:13; A-mốt 8:5; Cô-lô-se 2:16). Từ hai sự kiện – Ngày Lễ Trăng Mới là ngày lễ hội quan trọng và họ đeo những đồ trang trí hình trăng lưỡi liềm – chúng ta có thể thấy sự thờ phượng nữ thần mặt trăng của người Ba-by-lôn đã ảnh hưởng cách sâu sắc thế nào trên người Y-sơ-ra-ên.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *