Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 12)

Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 12)

IV. Tôn giáo Ba-by-lôn

E. Con Rắn Đời Xưa, Con Rồng, và Sa-tan

Các tôn giáo trên thế giới đi sâu vào chiều hướng thuộc linh đều liên quan đến con rắn hay con rồng không ngoại trừ tôn giáo nào. Mê-rô-đác của Ba-by-lôn (Giê- rê-mi 50:2) là một hình thức phát triển của Nim-rốt, và biểu tượng đại diện cho ông là một con rồng. Cũng có một vị thần nữa tên là Mít-ra ở Ai-cập cổ đại và đế quốc La-mã các hình tượng của thần này đều có một con răn hổ mang quấn lấy toàn thân. Người Ấn
Độ ở Trung Mỹ tin rằng thần rắn Ku-kun-can của May-a là cứu chúa của họ. Cũng có một thần rắn nữa tên là Mít-ga được người Scandinavian phục vụ. Ở nhiều nơi trên thế giới, người ta phục vụ con rắn và con rồng như những vị thần cứu rỗi của họ.

17

18

Hình 14. Mê-rô-đác: Con rồng Si-rút

Một hình chạm trổ trên cổng Ít-ta được xây dựng bởi vua Nê-bu-cát-nết-sa. Con rồng này tượng trưng cho Mê-rô-đác. Viên bảo tàng khảo cổ học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Licensor: Lostinafrica (CC BY-SA 3.0).

19

Hình 15. Mít-raLicensor: just in Wilsonsolidariat (CC BY2.0).

20

Hình 16. Thần rắn Kukun-can của May-a

Tranh vẽ con rắn trong khải tưọng – Lintel 15, Yaxchilan, Mexico. A Study of Maya Art(Herbert Spinden, 1913).

Ngoài ra, các đền thờ Hy-lạp cổ đại lốm đốm với những con rắn. Trong các thần thoại Hy-lạp, có một quả trứng O-phích tượng trưng cho trái đất, và quả trứng này được quấn quanh bởi một con rắn. Đây là một biểu tượng rằng con rắn là cứu chúa của nhân loại trên thế giới.

21

Hình 17. Con rắn quấn quanh quả trứng biểu tượng của trái đất 1774, Jacob Bryant. Two Baby Ions (Alexander Hislop, Antioch, 1997), p. 148, requited

Bằng chứng con rắn tự hoá trang thành cứu chúa của nhân loại cũng có thể được tìm thấy trong thần thoại Hy-lạp và La-mã. Át-cun-la-bi-út, thần y trong thần thoại Hy-lạp và La-mã, có biểu tượng là một con rắn quấn quanh một cây gậy, Và có Ca-đu-si-út là biểu tượng của hoà bình và thực hành y, Ca-đu-si-út là cây gậy của Hẹc- mê là sứ giả của các ‘thần’ trong thần thoại Hy-lạp và La-mã, Cây gậy nảy được làm bằng cây ô-liu với hai con rắn quấn quanh và có hai cánh trên đầu.

24

Hình 18. Cây gậy của Át- cun-la-bi-út Licensor: Ddcfnc (CC BY-SA 3.0).

25Hình 19. Cây gậy của Hẹc-mê: Ca-đu-si-út Pearson Scott Foresman.

Trong tư tưởng này, cây gậy rắn được dùng như là một biểu tượng của hoà bình và cứu rỗi. Gần đây, nó được dùng làm một dấu biểu tượng của tổ chức WHO (Tổ chức Sức Khoẻ Thê Giới), tổ chức WMA (Tô chức Y Tế Thế Giới), KMA (Tổ chức Y Tế Hàn Quốc), v.v…, và chúng ta có thể thấy biểu tượng này trên những xe cứu thương đưa đón bệnh nhân.

Ngày nay, tại các buổi lễ phát bằng tốt nghiệp tại tất cả các trường đại học y trên thế giới, người ta vẫn còn cùng nhau đọc to lời thề của Hi-pô-rá-ti (460-377 TCN). Lời thề bắt đầu như sau: “Nhơn danh A-bô-lô, thầy thuốc, Át-cun-la-bi-út, Hi-giê-da, và Pha-na-xia, và trước sự chứng kiến của tất cả các thần và nữ thần, tôi xin thề…. Bằng cách này, các sinh viên ngành y cầu xin các thần rắn giúp đỡ để cứu chữa các bệnh tật vật lý.

22

23

Khi sự thờ phượng nữ thần Ba-by-lôn được truyền bá, hình ảnh con rắn thường được kết hợp với hình ảnh nữ thần. Hình tượng Ha-thơ, nữ thần của Ai-cập, là một phụ nữ đội một con rắn trên đầu. Người dân Crete đặc biệt thờ phượng nữ thần rắn. Hình tượng của Mam-my Oát-tạ, một nữ thần sông chủ yếu của Châu Phi, có một con rắn quấn quanh toàn bộ cơ thể bà. Mam-my Oát-ta được truyền bá cách rộng rải bắt đầu từ trung tâm sông Công-gô đến miền Tây và Trung Phi.

Bằng cách này, tôn giáo Ba-by-lôn với sự kết hợp bộ ba các thần Nim-rốt, Sơ-mi-ra-mít và Tham-mút, đã truyền bá rộng rải sự thờ phượng mặt trời, mặt trăng, ngôi sao và nữ thần.

Ngoài ra, Sa-tan đã truyền bá các hình tượng đại diện cho con người giả tạo của hắn trên toàn thế giới trong hình ảnh con rắn, và sau đó là con rồng (Khải Huyền 20:2).

Chúa Giê-su phán với Giăng rằng con rắn, kẻ từng cám dỗ A-đam và Ê-va, là hình ảnh biến hoá của Sa- tan, và con rắn này sau đó biến thành hình ảnh con rồng.

Chúa Giê-su bảo Giăng rằng tên của con rồng này là Ma Quỷ (Khải Huyền 20:2). Sa-tan đã xuất hiện trong nhiều hình ảnh trá hình khác nhau để hứa hẹn và đáp ứng cách dối trá những dục vọng của con người nhằm nhận được sự tôn thờ từ họ.

26 27

28

Hình 25. Mam-my Oát-ta của Phi Châu

Mam-my Oát-ta được miêu tả trong hình dạng một người cá với một con rắn có bảy đầu trong nước. A Samoan snake charmer, around A. D.1880. The common image of Mami Wata, goddess of Africa.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *