Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 7)

Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 7)

III. Sự Hình Thành Các Tôn Giáo

B. Sự Xuất Hiện Của Nim-rốt

Sau trận Hồng Thuỷ vào thời Nô-ê (2458 TCN, Sáng thế 7:1-24), các tôn giáo bắt đầu hình thành một cách cụ thể. Nếu chúng ta xem Sáng Thế đoạn 10, chúng ta sẽ thấy có 70 người là dòng dõi của Nô-ê.

Trong 3 con trai của Nô-ê, Sem trở thành tổ phụ của người Châu Á (Sáng thế 10:21-31), Gia-phết trở thành tổ phụ của người Châu Âu (Sáng thế 10:2-5), và Cham trở thành tổ phụ của người Châu Phi (Sáng thế 10:6-20). Dường như 70 con cháu của 3 con trai của Nô-ê khi tản lạc đã hình thành những chi tộc và sinh sống ở vùng Trung Đông ngày hôm nay1.

Nếu chúng ta tra cứu Sáng Thế đoạn 10 lần nữa, Kinh Thánh đưa ra cho chúng ta một sự giải thích đặc biệt chi tiết về một người tên là ‘Nim-rốt’ (Sáng thế 10:8-12). Tại sao Đức Chúa Trời cho chúng ta biết một cách đặc biệt về Nim-rốt, con trai thứ sáu của Cúc (Cúc là con trai trưởng của Cham)? Tại vì Nim-rốt, cháu nội của Cham, chính là nhà sáng lập tôn giáo Ba-by-lôn, một tôn giáo được tổ chức đầu tiên của nhân loại.

2

Biểu đồ 1. Gia phả của Nô-ê (Sáng Thế ký: 10)

Sau đó, Cham đã có một mối quan hệ không thoải mái với cha của ông là Nô-ê. Đặc biệt khi con trai trưỏng của ông là Cúc sinh Nim-rốt (con trai út của Cúc), sự khó chịu của ông đối với cha mình là Nô-ê lên đến tột đĩnh. Vì vậy, ông đặt tên cho cháu trai của ông là Nim-rốt2, có nghĩa là ‘Chúng ta hãy chống nghịch’, một cái tên rất phản loạn và hiếu chiến. Nim-rốt có một tính cách nổi loạn ngay từ khi ông còn trẻ. ông can đảm và chiến đấu giỏi, vì vậy không ai trong vùng dám chống lại ông. Điều này cho thấy tại sao Kinh Thánh mô tả ông là ‘người đầu tiên trở thành một người dũng mảnh trên đất’(Sáng Thế 10:8).

Loài người bắt đầu ăn thịt sau trận Hồng Thuỷ thời Nô-ê, nhưng trước đó họ chỉ ăn rau quả. Sau khi Đức Chúa Trời tạo dựng loài người, trước tiên Ngài ban cho họ ‘mọi thứ rau cỏ kết hạt mọc trên đất và mọi thứ cây cối sinh quả kết hạt để dùng làm thực phẩm’ (Sáng Thế 1:29). Sau khi A-đam sa ngã, Đức Chúa Trời cho phép họ ăn cây cỏ ngoài đồng (Sáng Thế 3:18). Nhưng sau trận Hồng Thuỷ, không giống như trước, Đức Chúa Trời cho phép họ ăn thịt. “Mọi loài vật bò trên đất sẽ dùng làm thực phẩm cho các con cũng như cây, rau xanh mà Ta đã ban cho các con.” (Sáng Thế 9:3).

Ngoài ra, các thú vật ban đầu chỉ an rau cỏ. Nhưng sau trận Hồng Thuỷ, chúng bắt đầu ăn thịt vì nguồn thực phẩm khan hiếm. Các thú vật như cọp hoặc sư tử ban đầu chỉ ăn rau cỏ, nhưng chúng trở thành thú săn mồi sau trận Hồng Thuỷ, và đôi khi chúng ăn thịt cả con người. Vì vậy, loài người lúc đó cần một ‘thợ săn dũng cảm’ là người có năng lực săn bắn thú vật và chống lại những thú dữ.

ishtar09

Sáng Thế 10:9 giới thiệu Nim-rốt là một ‘thợ săn dũng mãnh’. Nim-rốt là thợ săn tài giỏi nhất của thời ông ta.

Nim-rốt săn bắn thú vật và cung cấp thực phẩm cho mọi người (người cung cấp quần áo, thức ăn, và chỗ ở), và ông bảo vệ người dân khỏi những sự tấn công của thú dữ (vị cứu tinh). Kế quả là, Nim-rốt được mọi người kính trọng, và dần dần ông trở nên giống như một vị thần.

Lãnh thổ của Nim-rốt mở rộng từ Si-na (ngày nay, I- rắc, vùng Vịnh Ba Tư) cho đến A-sy-ri (ngày nay, Sy-ri) (Sáng Thế 10:10-12). ông xây dựng thành Ba-by-lôn,gần sông ơ-phơ-rát làm thủ đô của vương quốc của ông. Là một ‘người phi thường’ và một ‘thợ săn dũng mãnh’, Nim- rốt muốn hợp nhất quyền lực của ông và làm cho danh tiếng và tầm ảnh hưởng của ông rộng khắp trên thế giới. Vì thế, ông đã bắt đầu xây dựng Tháp Ba-bên cao đến tận trời trong thành phô’ này (Sáng Thế 11:4).3

‘Ba-bên’ có nghĩa là ‘cổng đến các vị thần’, nghĩa là chính Nim-rốt sẽ ngồi trên đỉnh tháp Ba-bên và được người dân tôn làm thần. Nim-rốt muốn trở thành một vị thần, và người ta bắt đầu nhóm lại và thờ phượng ông. Đây là sự khởi đầu của tôn giáo Ba-by-lôn.

Giê-hô-va Đức Chúa Trời không vui với những gì Nim- rốt đang làm (Sáng Thế 11:4-6). Vào lúc đó, 70 chi tộc ở vùng Trung Đông chỉ có một ngôn ngữ và một tiếng nói chung (Sáng Thế 11:1), và họ bị cai trị bởi Nim-rốt là người đang cầm giữ quyền hành quân đội và chính trị. Nhưng khi Đức Giê-hô-va bất ngờ phân chia ngôn ngữ chung của họ thành 70 ngôn ngữ khác nhau, thì sự giao tiếp giữa các chi tộc bị gián đoạn, và họ tản lạc ra khắp đất. Khi họ bắt đầu sinh sống, tản cư ra khắp các vùng khác nhau, họ đã tạo ra nhiều tôn giáo đa dạng dựa trên tôn giáo Ba-by-lôn mà họ đã tin trước đó, cùng hầu việc những ‘thần’ khác nhau. Điều này cứ tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Những gì chúng ta đã thảo luận trong chương này được tóm tắt trong bảng thời gian và sự kiện bên dưới bắt đầu từ Sáng Thế cho đến đời Áp-ra-ham. Bảng thời gian sự kiện này sẽ giúp người đọc hiểu môn học.

3

Bảng thời gian sự kiện từ Sáng thế cho đến đời Áp-ra-ham

Babylon-Minecraft-city-build-ideas-building-5 (1)


1 Lý thuyết này tuyên bố rằng Nim-rốt là nhà sáng lập tôn giáo Ba-by-lôn, và nó được giới thiệu và chấp nhận ở thế kỉ 20 bởi Ironside, Harry A. (SCN.1876-1951), là một nhà truyền giáo quốc tế, cũng là giáo sư của Viện Thánh Kinh Moody, và là chủ tịch của Hội Truyền Giáo Miền Đất Phi Châu, cùng với nhiều nhà thần học và mục sư Tin Lành khác vào thời đó. Ironside đã nhận bằng tiến sĩ danh dự từ Trường Đại học Wheaton and Bob Jones, và ông là một trong những nhà lãnh đạo của phong trào truyền giáo quốc tế (Ironside, Harry A. Babylonian Religion. Wikipedia, the free encyclopedia). Tuy nhiên, có tuyên bố cho rằng Sơ-mi-ra-mít là nhà sáng lập tôn giáo Ba-by-lôn. Và một giáo lý điển hình, được công bố bởi Hislop, Alexander (SCN. 1807-1865), một mục sư của một Hội Thánh tự do ở Scotland, là người xuất thân từ giáo hội Trưởng lão, đã chỉ trích Hội Thánh Công Giáo La Mã là một giáo phái bí ẩn của Ba-by-lôn. Và ông cho rằng vợ của Nim-rốt, tức Sơ-mi-ra-mít, là nhà sáng lập của tôn giáo Ba-by-lôn (Hislop, Alexander. 1919- The Two Babylons). Nhưng nếu chúng ta xem xét cẩn thận gia phả của dòng dõi Nô-ê trong Sáng-thế chương 10, chúng ta có thể thấy rằng Kinh Thánh nhấn mạnh Nim-rốt cách đặc biệt. Và dựa trên những tham khảo này, lý thuyết về Nim-rốt là nhà sáng lập tôn giáo Ba-by-lôn thuyết phục nhiều hơn (Sáng thế. 10:7-11:9).

2 Speiser. E.A. 1958. In Search of Nimrod. Eretz Israel 5, pp. 32-36.

3 Một vài nhà thần học cho rằng tháp Ba-bên được xây dựng bởi Sơ-mi- ra-mít. Đây là một giáo lý điển hình được Hislop giới thiệu, ông cho rằng Sơ-mi-ra-mít, vợ Nim-rốt, đã xây dựng tháp Ba-bên trong sách của ông có tựa đề The Two Babylons’ (SCN.1919). Tuy nhiên, lời tuyên bố này không mấy thuyết phục theo quan điểm lịch sử và Kinh Thánh.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *