Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 6)

Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 6)

III. Chủ Nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo

3. Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Hòa Bình

C. Sự Phát Triển Của Chủ Nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo

Sau hội đồng Va-ti-căng II, có ba sự thay đổi đáng chú ý trong thế giới Cơ Đốc. Cơn sốt về thần học của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo bắt đầu hoành hành toàn bộ thế giới Cơ Đốc. Wcc và Giáo hội Công giáo La-mã sát cánh với nhau bắt đầu đối thoại với các tôn giáo khác cách rất tích cực cho hoà bình thế giới.

Như một phần của sự nỗ lực này, ngày thế giới cầu nguyện cho hoà bình lần đầu tiên được tổ chức tại Nhà thờ lớn Thánh Ma-ry của Các Thiên Sứ’, tại Assisi, nước Ý vào ngày 27 tháng 10 năm 1986. Trong buổi nhóm hợp cầu nguyện này, Dalai Lama, lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, Tổng giám mục của Canterbury, và Tổng giám mục của Giáo hội Chính thống Hy-lạp, v.v…, đã tham dự, cầu nguyện và kiên ăn cho hoà bình thê’ giới. Các phương tiện thông tin đại chúng quốc tế ca ngợi nó – các chương trình và tin tức đầy hy vọng về hoà bình thế giới sẽ sớm đến được phát đi khắp thế giới, và Phong trào đa nguyên tôn giáo dần dần tăng thêm quyền lực.

119

Hinh 118. Ngày thế giới cầu nguyện cho hòa bình lần đầu tiên (Lãnh đạo của 10 tôn giáo trên thế giới được mời)

Các lãnh đạo tôn giáo trên thế giới ngồi cùng nhau trước một bức tường có ghi chữ ‘hoà bình’ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. (Từ bên trái sang) Robert Runcie, Tổng giám mục của Canterbury (Giáo hội Anh giáo) Đức hồng y Methodios Fouyias, Tông giám mục của Thyateira and vương quốc liên hiệp Anh (Giáo hội Chính Thống Hy-lạp), Đức Giáo Hoàng John Paul II (Giáo hội Công giáo La Mã), và Dalai Lama (Phật giáo Tây Tạng). 

Ngày 27 thang 10 năm 1986, REUTER, Lucian Mellace

16 năm sau kể từ buổi hợp mặt câu nguyện lần đầu tiên ngày thế giới cầu nguyện cho hoà bình lần hai đã diễn ra lần nữa tại cùng một nơi nhưng cơ bản ở một phạm vi rộng lớn hơn. Có 17 đại biểu từ các Giáo hội Chính Thống giáo (Chính Thống Đông Âu, Chính Thống Đông Á, Chính Thống A-sy-ri, Chính Thống Nga, Chính Thống Ai-cập, Chính Thống Ê-thi-ô-pi,v,v…), 14 đại biểu từ các Hội Thánh Tin lành và Anh giáo, 30 từ Hồi giáo, 10 thầy ra-bi từ Do Thái giáo, các lãnh đạo từ Phật giáo, Tenrikyo giáo, Thần giáo, Bà Hai, Kỳ Na giáo, Xích giáo, Ấn giáo, Bái hoả giáo, Nho giáo, các tôn giáo dân gian truyền thống Châu Phi đều có mặt.

Sau buổi hợp mặt cầu nguyện này, các đối thoại với các tôn giáo và phong trào cầu nguyện được thực hiện tích cực hơn trên khắp thế giới. Gần đây, vào ngày 26 tháng 10 năm 2011, có một sự kiện lớn kỉ niệm lần thứ 25 buổi hợp mặt đầu tiên cầu nguyện cho hoà bình thế giới tại cùng một địa điểm. Được tài trợ bởi Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, các lãnh đạo tối cao của các tôn giáo trên thế giới từ 50 quốc gia hội tụ và họ kiên ăn, cầu nguyện với các thần họ đang phục vụ.

Có Tổng giám mục Rowan Williams của Giáo hội Anh giáo, Giáo trưởng phong trào Đại kết Bartholomew I của Giáo hội Chính thống Hy-lạp, một giám mục từ Giáo hội Chính thống Síp, một giám mục từ Giáo hội Chính thống Coptic, một đại diện từ Hội Thánh Lutheran, David Rosen, cố vấn viên về các vấn đề quan hệ tôn giáo cho Giáo trưởng của Do Thái, Olav Fykse Tveit, tổng thư ký của WCC, các đại diện của Giáo hội Chính thống Nga, tổng thư ký của Hội nghị quốc tế các Trường học Hồi giáo, Setri Nyomi, tổng thư ký Liên minh các Hội Thánh Cải chánh Thế giới, chủ tịch Hiệp hội Lão giáo từ Hồng Kông, chủ tịch Hiệp hội Nho giáo từ Hàn Quốc, hai đại biểu Thần giáo từ Nhật Bản, 48 đại diện Hồi giáo, các đại biểu của các tôn giáo dân gian từ Châu Phi, Châu Mỹ, và Châu Á, 5 đại biểu Ấn Độ giáo, 3 đại biểu Kỳ Na giáo, 5 đại biểu Xích giáo, 1 đại biểu Bái hoả giáo, 1 đại biểu Ba Hai, 67 đại biểu Phật giáo từ 11 đất nước Phật giáo, 5 đại biểu vô thần, v.v… trong lần hợp mặt này. Tất cả những người tham dự quyết định rằng họ sẽ tiếp tục tổ chức những buổi cầu nguyện như thế này trong tương lai.

Lời tiên tri của Chúa Giê-su rằng: Vào những thời kỳ cuối cùng sẽ có những kẻ lừa dối con cái của Đức Chúa Trời bằng cách công bố rằng Chúa Giê-su ở đây và ở đó ( Ma-thi-ơ 24:23-27 ), đang thật sự bắt đầu được ứng nghiệm trong lịch sử.

120

Hình 119. 120. Nơi thờ phượng của đạo Bà Hai
Đạo Bà Hai được sáng lập bởi Baha’u’llah (1817-1892) ở Ba Tư vào giữa thế kỉ 19. Nó dạy rằng tất cả các tôn giáo về cơ bản phục vụ một thần vì vậy chúng đều giống nhau, một tôn giáo mà thôi. Cụ thể, trong đền thờ Bà Hai ở Illinois, nước Mỹ, họ chạm trổ cây thập tự của Cơ Đốc giáo, ngôi sao của vua Đa-vít của Do Thái giáo, hình chữ vạn (#3) của Phật giáo và Ấn giáo cùng nhau trên những cây cột.

Wilmette, Illinois, u.s. Licensor: spablab – Sean Benham (CC BY 2.0).

4. Đối Thoại Giữa Các Tôn Giáo

Đồng thời với việc tổ chức Ngày thế giới cầu nguyện cho hoà bình, Toà thánh Va-ti-căng nhắm vào mục đích gặp gỡ lãnh đạo của hai tôn giáo (Hồi giáo và Do Thái giáo) mà họ gặp rắc rối trong mối quan hệ, và nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với họ. Vào năm 1986, lần đầu tiên trong lịch sử, Đức Giáo Hoàng John Paul II của Giáo hội Công giáo La-mã đến thăm một nhà hội Do Thái và ban bố sứ điệp giải hoà. Nhân cơ hội của sự kiện này, Đức Giáo Hoàng cuối cùng đi thăm Do Thái vào tháng ba năm 2000. ông đến thăm nơi tưởng niệm cuộc tàn sát người Do Thái thời Đức quốc xã và công bố trước công chúng vị trí của Giáo hội Công giáo là phản đối chủ nghĩa bài Do Thái. Sau đó, ông đã cầu nguyện trước bức tường than khóc của đền thờ Giê-ru-sa-lem rằng: “Nguyện những tội lỗi của Giáo hội Công giáo La-mã đối vối người Do Thái trong suốt 1,500 năm qua được tha thứ, đặc biệt những tội lỗi mà Giáo hội Công giáo đã phạm đối với người Do Thái vào thời các cuộc viễn chinh thập tự (1096 – 1291 SCN). Chúng con mong muốn cam kết chính mình cho tình anh em với người Do Thái”.

Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng nỗ lực giải hoà với Hồi giáo. Vào năm 1995, ông đã viếng thăm Morocco, một nước Hồi giáo ở Bắc Phi, và có một bài phát biểu trước người Hồi giáo nơi đó rằng: “Vì chúng ta tin vào cùng một Đức Chúa Trời nên chúng ta là một”. Sau đó vào tháng ba năm 2000 khi ông đang phát biểu tại nơi tưởng niệm vụ thảm sát người Do Thái thời Đức quốc xã ở nước Do Thái, ông cũng gởi đến các lãnh đạo Hồi giáo một thông điệp cầu xin tha thứ cho những tội lỗi của những cuộc viễn chinh thập tự (Các cuộc viễn chinh thập tự, 1096-1291 SCN).

Vào tháng tư năm 2001, Đức Giáo Hoàng John Paul II đến thăm đền thờ Hồi giáo Ummayad ở Đa-mách, nước Sy-ri, một trong những nhà thờ Hồi giáo cổ xưa nhất, ở đó, ông nhấn mạnh rằng’ cả hai tôn giáo tin vào một Đức Chúa Trời, và họ có nhiều điểm chung, như các tiên tri, Chúa Giê-su, Ma-ry, Giê-ru-sa-lem, quan điểm về sự sống đời sau, vì vậy họ là bạn đồng hành trong phương diện thuộc linh, và họ nên hiểu nhau và làm việc cùng nhau cho hoà bình thế giới.

Giáo hội Công giáo La-mã muốn hợp nhất tất cả các tôn giáo trên thế giới thành một dựa trên nền thần học của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo mà họ đã công bố qua hội đồng Va-ti-căng II. Với hy vọng một thế giới lý tưởng thành hiện thực trên đất, họ đã tiếp tục làm việc cách tích cực cho phong trào hoà bình thế giới cùng với các Hội Thánh thành viền của WCC. Công nhận sự đóng góp cho hoà bình thế giới của Đức Giáo Hoàng John Paul II của Giáo hội Công giáo La-mã, nhiều lãnh đạo tối cao của thế giới, bao gồm 9 vua và hoàng thân’ 38 tổng thống, 3 phó tổng thống, 17 thủ tướng chính phú, 10 bộ trưởng ngoại giao, 6 bộ trưởng, tổng thư ký Liên đoàn A-rập, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Rabbi trưởng của Do Thái giáo, giáo chủ hồng y của Anh giáo, giáo trưởng của Giáo hội Chính thống Hy-lạp, giáo trưởng của Giáo hội Chính thống Nga, giáo trưởng của Giáo hội Chính thống Ê-thi-ô-pi, các đại diện của Ấn Độ giáo, Phật giáo, và Hồi giáo, v.v…đều đến tham dự tang lễ của ông vào tháng tư năm 2005. Người kế vị của ông là Benedict XVI đã kế thừa con đường tôn giáo của tiền nhân của mình, ông đã đến thăm Nhà thờ Hồi giáo Blue ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 20 đến 30 tháng 11 năm 2006 và nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác thuộc linh của hai tôn giáo. Trong những năm tới, phong trào đại kết nhằm hiệp nhất các tôn giáo trên thế giới và phong trào hoà bình thế giới sẽ được tăng cường, dưới sự dẫn dắt của toà thánh Va-ti-căng.

Những hoạt động như thế này của các giáo phái tự do là hoàn toan đi ngược lại những sự dạy dỗ của Chúa Giê-su. Ngài là Con đường duy nhất đến sự cứu rỗi. Duy Chúa Giê-su là Sự sống và Hy vọng thật. Cơ Đôc Nhân không phải là những kẻ theo đuổi hoà bình thế tục trên thế gian này nhưng là những kẻ rao giảng Chúa Giê-su, con đường duy nhất của sự sống, nhằm giúp những con cái được chọn của Đức Chúa Trời nhận được sự cứu rỗi:

Và có được sự sống vĩnh cửu trên Vương quốc của Đức Chúa Trời. Đây là Đại Mạng Lệnh Chúa Giê-su đã ban cho Cơ Đốc Nhân. Các nhóm tự do, bao gồm Giáo hội Công giáo La-mã, đã xem nhẹ mạng lệnh này và tiếp tục thực hiện những hoạt động phi Cơ Đốc, tìm kiếm hoà bình trần tục trên thế giới này. Vấn đề hoà bình họ đang ủng hộ bên ngoài trông có vẻ hợp lí, nhưng chúng ta không nên quên rằng đây là con đường dẫn đến sự huỷ diệt đời đời. Vì vậy, chúng ta phải được trang bị cách đầy đủ thần học trọng tâm về Chúa Giê-su để chống lại chiều hướng nguy hiểm này của thời kỳ cuối cùng.

D. Sự Phản Hồi Của Phái Tin Lành: Liên Hiệp Hội Thánh Tin Lành Thế Giới, gọi tắt là WEA

Nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa tự do, các người Tin lành bắt đầu hợp lực với nhau kể từ thế kỉ 19. Năm 1846, các lãnh đạo Tin lành họp lại tại Luân Đôn lần đầu tiên. Ở đó, họ thành lập Liên hiệp các Hội Thánh Tin lành để chống lại sức mạnh của chủ nghĩa tự do đang ngày càng phát triển. Họ thường xuyên họp mặt để thảo luận các biện pháp đối phó, và một phần của các biện pháp này là thành lập các chi nhánh ở mỗi quốc gia. Dần dần, các chi nhánh được thành lập ở Canada (1846), sau đó ở Thuỵ Điển và Đức (1847), Ấn Độ (1849), Thổ Nhĩ Kỳ (1855), và Mỹ (1867), v.v…

Họ tổ chức các hội nghị quốc tế mỗi 4 hoặc 6 năm, ở Luân Đôn (1851), Pa-ri (1855), Béc-lin (1857), Geneva (1861), Amsterdam (1867), New York (1873), Basel (1879), Copenhagen (1884), Florence (1891), và lập lại ở Luân Đôn (1896, 1907, và 1912). Hội nghị Luân Đôn năm 1912 là hội nghị cuối cùng, vì họ không thể tiếp tục tổ chức hội nghị quốc tế do sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất (1914 – 1917). Sau đó, khi sự bùng nổ Thế chiến thứ hai (1937-1945) làm tăng lên sự khủng hoảng thuộc linh, nên họ bị mất dòng định hướng tương lai cho Liên hiệp Hội Thánh Tin lành.

Khi WCC được thành lập vào năm 1948 bởi các nhóm tự do, tình hình trở nên khẩn cấp cho các Hội Thánh Tin lành phải đoàn kết lại và đối phó với phong trào này. Họ đã nêu vấn đề tái thành lập Liên hiệp các Hội Thánh Tin lành. Cuối cùng vào năm 1951, 91 lãnh đạo Tin lành đại diện cho 21 quốc gia đã tụ họp tại Hà Lan, và thành lập Tổ chức Tin lành Thế giới (WEF). Hầu hết các lãnh đạo từ Anh Quốc (John R.w. Stott, Jack Dain), Mỹ (Elwin Wright, Clyde Taylor, Waldron Scott), và Canada (Dennis Clark) đóng vai trò then chốt. John Stott và Jack Dain của Anh Quốc soạn bản thảo về ba mục tiêu chính của tổ chức:

(1) đẩy mạnh truyền giảng Phúc âm (vân theo Đại Mạng Lệnh của Chúa Giê-su),

(2) bảo vệ và xác nhận Phúc âm (phòng chống Phúc âm bị huỷ hoại), và

(3) mối thông công trong Phúc âm của các Hội Thánh Tin lành.

Chín năm sau khi tổ chức WEF được thành lập vào năm 1951, các Hội Thánh Tin lành ở Mỹ nhận thấy một luồng sóng mạnh mẽ của chủ nghĩa tự do. Và họ thành lập Hiệp hội Tin lành quốc gia (NAE) vào năm 1942. Với hiệp hội này là trung tâm, họ dự định kiểm tra sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do bắt nguồn từ Châu Âu, và họ bắt đầu tập hợp các nhóm Tin lành lại với nhau. Kết quả là, NAE tạo ra nhiều lãnh đạo cho WEF, là tổ chức được thành lập vào 1951. Lúc này, nước Mỹ trở thành nguồn lực chính của phong trào Tin lành thế giới.

Nhưng trên thực tế, tầm ảnh hưởng của WEF không lớn so với WCC. Nguyên nhân là vì việc đoàn kết các Hội Thánh Tin lành không phải dễ do những Hội Thánh này có những khác biệt lớn về hệ thống niềm tin. Cụ thể là họ không thể chống lại luồng sóng của chủ nghĩa tự do làm hư hoại các Hội Thánh ở Liên hiệp Anh và Đức.

Năm 1982, WEF đổi tên thành Hội liên hiệp Tin lành Thế giới (WEA). Sau đó, các lãnh đạo từ Mỹ như David Howard và Gary Edmonds giữ vị trí chủ tịch. Lần đầu tiên, Jun Vencer từ Philippine, một người Châu Á, giữ vị trí chủ tịch của hội này từ 1992 đến 2001. Vị chủ tịch đương thời (2012) của hội là Geoff Tunicliffe, một người Canada, và đã giữ vị trí này từ năm 2005. Thành viên của hội WEA ước tính khoảng 460 triệu Cơ Đốc Nhân thuộc 100 giáo hội từ 128 quốc gia và tổ chức truyền giáo. Năm 2014, hội WEA dự định sẽ tổ chức hội nghị quốc tế tại Seoul, Hàn Quốc.

Tầm ảnh hưởng kinh tế chính trị của hội WEA yếu hơn so với WCC. Một trong những nguyên nhân là vì hầu hết các giáo phái truyền thống dẫn đầu trên thế giới (Giáo hội Chính thống phía Đông, Giáo hội Chính thống Châu Á, Hội Thánh Lutheran, Hội Thánh Giám Lý, Hội Thánh Trưởng Lão, Hội Thánh Báp tít, v.v…) đều là thành viên của WCC, và Giáo hội Công giáo La-mã, đại diện cho 52% Cơ Đốc Nhân trên thế giới, đã cộng tác với WCC cho dù nó không phải là thành viên chính thức.

Đây là một việc quan trọng cho các nhóm Tin lành hợp lực chống lại các giáo phái tự do và những người theo Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Chúng ta là những Cơ Đốc Nhân phải hiểu cách đầy đủ bản chất thật và những hiểm hoạ của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo và phải được trang bị với Lời Chúa, cùng nỗ lực hết sức trong việc rao giảng Phúc âm thật.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *