Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 3)

Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 3)

II. Phong Trào Thời Đại Mới

B. Phong Trào Thuộc Linh Thời Đại Mới: Thiền Định, Yoga, và Nhảy Múa

Mục tiêu của Phong trào Thời Đại Mới là sự thần bí và khải thị qua kinh nghiệm thuộc linh. Vì vậy, bất chấp tôn giáo nào, những người theo Thời Đại Mới nỗ lực tìm cách đạt được kinh nghiệm thần bí. Đôi khi họ dùng ma thuật và bùa ngải, hoặc bói bài ta-rô, phép đoán số tử vi, sự thôi miên, âm nhạc cuồng tính, kinh nghiệm tình dục kỳ dị, tu khổ hạnh, rượu và thuốc. Hoặc họ thậm chí sử dụng cả khoa học và công nghệ. Cho dầu họ sử dụng phương pháp gì, mục đích của họ là vực dậy thần tính bên trong qua kinh nghiệm thần bí, và trở nên một với chúa tể của vũ trụ. Qua quá trình này, họ tin rằng một người có thể trở thành thần và không còn bị giới hạn bởi thế giới vật chất này nữa.

Đặc biệt, những thứ phổ biến nhất trong Phong trào Thời Đại Mới ngày hôm nay là các nghi lễ tôn giáo của nó được kèm theo việc thiền định, dô-ga, nhảy múa và nhiều điệu nhạc đa dạng. Đây là những phương pháp huấn luyện thuộc linh được thực hành trong Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo, v.v… Và chúng cũng được xem là những phương pháp quan trọng trong việc huấn luyện thuộc linh trong phái Hồi giáo mật tông (Hồi giáo thần bí), và Xích giáo, được sáng lập bởi Guru Nanak bằng cách trộn lẫn Hồi giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt trong phái Hồi giáo mật tông, các thầy tu rơi vào trạng thái hôn mê qua việc xoay mình Sufi, xoay cơ thể họ theo hình vòng tròn nhiều lần tại một chỗ, nhằm tìm kiếm kinh nghiệm thần bí được hiệp thông với một vị thần. Trong vùng Trung Đông ngày hôm nay, việc xem múa xoay mình Sufi trở nên ngày càng phổ biến giống như xem một điệu múa thông thường, được xem là một phần của chương trình du lịch.

112

Hình 112. Guru Nanak, nhà sáng lập đạo Xích. Guru Nanak, nhà lãnh đạo nổi tiếng của đạo Xích. Có một truyền thuyết phổ biến rằng ông thường được một con rắn hổ mang bảo vệ khi ông còn trẻ.Khoảng 1900 SCN, Rai Saleem Bhatti, Rai Bular Archives

113

Hình. 113. Điệu múa xoay mình Sufi Các thầy tu của phái Hồi giáo
mật tông đang múa xoay tròn cơ thể tại một chỗ. Với hai tay giơ
lên trời họ tiếp tục múa – đôi khi kéo dài từ 1 đến 3 tiếng đồng
hồ. Những người theo phái Hồi giáo mật tông tin rằng qua quá
trình đau đớn này họ có thể hiệp thông với một thần. 2010 D,
Sema ceremony, Avanos, Turkey.

Licensor: Schorle (CC BY-SA 3.0).

Hơn nữa, dô-ga, như chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày, thực ra là một hoạt động tôn giáo đánh thức thuộc linh của Sa-tan. Tất cả các nguyên tắc được giải thích trong dô-ga đều dựa trên nguồn năng lượng của một con rắn. Ví dụ, trong nhiều loại dô-ga, dô-ga Kundalini là loại cơ bản nhất và thuộc linh nhất. Ở đây, Kundalini nghĩa là ‘một con rắn cuộn mình’. Khi việc thiền định và dô-ga được tiếp tục, họ giải thích rằng: Kudalini (nữ thần rắn Shakti của Ấn Độ giáo) đang thu mình ở chót xương cột sống của một người sẽ được đánh thức, và nàng (con rắn) được hợp nhất với một vị thần của vũ trụ (Shiva, than nam của Ấn Độ giáo). Và họ giải thích rằng quá trình này giống như hình ảnh một con rắn uốn mình tiến lên, quấn mình bên trong cơ thể. Những người theo Thời Đại Mới tin rằng qua sự đánh thức Kundalini, một người có thể được hiệp nhất với một vị thần của vũ trụ, nói cách khác, con người có thể trở thành một vị thần. Có nhiều loại dô-ga với một vài khác biệt nhỏ giữa các loại, nhưng về cơ bản dô-ga tập trung vào việc đánh thức Kundalini, năng lượng của con rắn.

114 115

Hình 114. Dô-ga Kundalini Con rắn đang cuốn minh ở đáy của bụng dưới, gọi là Kundalini trong dô-ga, nghĩa là một nữ thẩn. Licensor: Spirit-Fire (CC BY 2.0).

116

Hình 115. Năng lượng rắn của dô-ga. Hình này giải thích quá trinh sử dụng năng lượng của con rắn đang ngủ qua dô-ga. Bên trong cơ thể là hình ảnh của hai con rắn đang quấn quanh từ dưới lên trên. Một người có thể phát triển sự thuộc linh của Sa-tan qua mọi giác quan. Licensor: Scott Leslie – nessman (CC BY 2.0).

117

Hình. 116. Đền thờ dô-ga (nơi tu luyện)

Hình của một đền thờ dô-ga HOA SEN (ngọn đèn của điện thờ chân lý toàn cầu). Bất cứ ai cũng có thể thiền định và cầu nguyện trong đền thờ này bất chấp người đó đến từ tôn giáo nào. Ở lối vào của đền thờ, các biểu tượng của tất cả các tôn giáo trên thế giới được vẽ. (Từ bên trái) một vòng tròn trống không cho một tôn giáo chưa được biết đến, ôm của Ấn Độ giáo. Ngôi sao của vua Đa-vít của Do Thái giáo, cổng đền thờ Thần giáo của Nhật Bản, âm dương của Lão giáo, vòng luân hồi của Phật giáo, cây thập tự của Cơ Đốc giáo, trăng lưỡi liềm và ngôi sao của Hồi giáo, thanh gươm của Xích giáo, tôn giáo dân gian Châu Phi, tôn giáo của thổ dân Châu Mỹ, và các tôn giáo được biết đến khác. 1986, Virginia, U.S..Licensor: Helen – EtterVor (CC BY 2.0).

Sự luyện tập thiền định của họ là sự thờ phượng Sa­tan. Kinh Thánh dạy rằng Sa-tan là ‘thần đời này’ (2 Cô- rinh-tô 4:4) cai trị từng trời thứ nhất (trái đất) và tầng trời thứ hai (vũ trụ), và linh của Sa-tan ngự trong lòng những người không tin vào Chúa Giê-su (Giăng 8:44; Công Vụ 13:10). Điều mà họ gọi là Kundalini thực tế chính là linh của Sa-tan, và đánh thức nó chỉ có tác dụng khuếch đại thuộc linh của Sa-tan.

Khi Sa-tan cám dỗ Ê-va trong vườn Ê-đen, hắn đã nói rằng: “Chắc chắn không chết đâu! Vì Đức Chúa Trời biết ngày nào đó ông bà ăn trái ấy mắt ông bà sẽ mở ra, ông bà sẽ trở nên giống như Đức Chúa Trời, biết điều thiện, ác” (Sáng Thế 3:4-5). Những người theo Thời Đại Mới tin vào sự cám dỗ của con rắn và thực hành đúng theo những gì nó đã nói. Nói cách khác, họ tin rằng họ có thể sống đời đời qua vòng sinh, tử, và tái sinh, và mắt của họ có thể được mở ra qua sự đánh thức Kundalini, và họ có thể trở nên giống như các thần bằng cách hiệp nhất với một vị thần trong vũ trụ. Những gì Sa-tan cám dỗ Ê-va đã kết quả như những gì đang xảy ra trong những người theo Thời Đại Mới ngày hôm nay.

Những người theo Thời Đại Mới không quan trọng về hình thức tôn giáo của một người. Họ chỉ đề nghị người ta chọn loại phương pháp luyện tập thuộc linh nào phù hợp với họ. Nhiều viện đào tạo thuộc linh che giấu hình dạng tôn giáo của họ, và phân phát các tờ bướm quảng cáo để thu hút người khác, kêu gọi họ thực hành dô-ga để có được tinh thần minh mẫn và cơ thể tráng kiện. Phần lớn mọi người nghĩ rằng luyện tập dô-ga và thiền định chỉ đơn thuần là sự luyện tập tâm trí và cơ thể giống như thể dục nhịp điệu, Và họ không biết rằng thuộc linh của Sa-tan đang ẩn núp sâu thẳm bên trong.

Dù họ có dùng bất cứ hình thức luyện tập thuộc linh nào đi nữa để bước vào thế giới thần linh, bản chất thật của đối tượng mà họ gặp trong thế giới thuộc linh chỉ là con rắn, con rồng. Những người đã từng tham gia chặt chẽ với phong trào hiểu một cách rõ ràng rằng bản chất thật của kẻ mà họ gặp qua kinh nghiệm thuộc linh là không ai khác ngoài Sa-tan, tức là con rắn, con rồng. Nhưng họ che giấu sự thật và quảng cáo Phong trào Thời Đại Mới như là một phong trào văn hoá nhằm đẩy mạnh khả năng của con người để thay đổi thế giới thành một nơi tốt hơn cho cuộc sống. Khi họ làm như vậy, họ tiếp tục lừa dối và cám dỗ người ta làm đẹp lòng vị thần của họ, Sa-tan.

Phong trào Thời Đại Mới là một phong trào tôn giáo thờ phượng Sa-tan. Đây là một phong trào thuộc linh nhằm kết họp sự thuộc linh của tất cả các tôn giáo Sa­tan xuất hiện trong lịch sử nhân loại thành một, và nó có nguồn gốc từ tôn giáo Ba-by-lôn. Khi chúng ta nghiên cứu bối cảnh ra đời và sự phát triển của phong trào này, chúng ta có thể xác nhận rằng nó rõ ràng kế thừa sự thuộc linh của tôn giáo Ba-by-lôn. Mặc dầu, phong trào này có vẻ đầy hứa hẹn cho con người về một cuộc sống hoà bình không tưởng, nhưng đây là một sự lừa dối, và bản chất thật của nó là một phong trào thuộc linh nhằm thờ phượng Sa-tan.

Tất cả âm nhạc, phim ảnh, nghệ thuật và kịch của thế giới đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phong trào Thời Đại Mới, và nó thậm chí đã thâm nhập sâu vào trong các Hội Thánh. Nhạc thiền định của Thời Đại Mới và giai điệu nhạc rock đã ngấm vào nhạc thờ phượng của Hội Thánh và có những Hội Thánh còn mở ra những chương trình dô-ga. Thậm chí một số Hội Thánh còn công nhận những lối suy nghĩ nhân văn có nguồn gốc từ tư tưởng Hy-lạp. Nếu một người tiếp tục tiếp xúc với những yếu tố này của Phong trào Thời Đại Mới một thời gian dài, cặp mắt thuộc linh của người này sẽ bị mù và người này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung vào Lời Chúa với trọng tâm là dòng huyết báu của Chúa Giê-su, và hứng thú truyền giảng và truyền giáo của người này sẽ giảm dần. Ngoài ra, nếu một người bị ám ảnh quá lớn với những điều này, ở trường hợp cực điểm người đó sẽ từ chối Chúa Giê-su, và kết quả là anh hay chị ta đánh mất sự cứu rỗi (Xuất Hành 32:33; Dân số 16:33; Ma-thi-ơ 24:23-28; 1 Cô-rinh-tô 10:7-9; Hê-bơ-rơ 6:4-6; Khải Huyền 3:1-6). Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác chống lại những điều này.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *