Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 1)

Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 1)

Rắn bảo người nữ: “Chắc chắn không chết đâu! Vì Đức Chúa Trời biết ngày nào đó ông bà ăn trái ấy mắt ông bà sẽ mở ra, ông bà sẽ trở nên giống như Đức Chúa Trời, biết điều thiện, ác” (Sáng Thế 3:4-5)

I. Giới thiệu 

Thế giới hiện đại là một xã hội hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại là một phong trào mang tính triết học xuất hiện chủ yếu ở Pháp và Mỹ vào những năm 1960. Tư tưởng chủ yếu của nó là Chủ nghĩa tương đối và Chủ nghĩa đa nguyên, và nó chối bỏ tất cả các giá trị và trật tự truyền thống. Thậm chí nó còn phủ nhận những khái niệm như ‘thiện’ và ‘ác’. Đương nhiên, những người theo Chủ nghĩa hậu hiện đại nghi ngờ về sự tồn tại của Sa­tan. Andrew Delbanco (1952-) đã viết trong quyển sách của ông ‘Cái Chết của Sa-tan’ và đề cập rằng: “Sa-tan, giống như một diễn viên già cỗi mà phong cách hùng hồn đã trở nên khôi hài, đang mất dần những khán giả”, và ông cũng viết về những nỗ lực che giấu bản chất thật của Sa-tan trong suốt 200 năm qua. Rolling stone, một người của thời đại mới và chủ nghĩa hoài nghi là người không tin vào sự tồn tại của Sa-tan, đã ca ngợi Sa-tan như ‘một người giàu có và có khiếu thẩm mỹ’.

Giữa những lời ngụy biện của xã hội này, các hoạt động của Sa-tan vẫn diễn ra cách đầy đủ cho dù người ta có nhận ra chúng hay không. Ngày nay, Sa-tan, cùng với những thuộc hạ của hắn bao gồm những quỷ sứ và các tà linh, đang huỷ hoại những tạo vật của Đức Chúa Trời và đóng vai trò là kẻ chia rẽ các tạo vật khỏi Đức Chúa Trời trên khắp thế giới. Sa-tan giống như một sư tử rống đi rình mò xung quanh để tìm kiếm bất cứ người nào mà hắn có thể nuốt được, cố gắng lừa dối kể cả những kẻ được lựa chọn nếu có thể được (Ma-thi-ơ 24:24; 1Phi-e-rơ 5:8). Chúa Giê-su đã nói tiên tri rằng đây là một trong những dấu hiệu của thời kì tận thế (Ma-thi-ơ 24:3-36).

Cụ thể, sự kiện được dự báo sẽ diễn ra vào thời kì cuối của bảy năm Đại Nạn ngay trước khi Chúa Giê-su ngự xuống thế gian là sự huỷ diệt của ‘Ba-by-lôn lớn’ (Khải Huyền 18:2). Theo Khải Huyền từ chương 13 đến 18, Ba-by-lôn lớn chỉ về hai hệ thống: một là hệ thống tôn giáo (Khải Huyền 13:11-18) và cái còn lại là hệ thống kinh tế chính trị (Khải Huyền 13:1-10).

Ba-by-lôn lớn như một hệ thống tôn giáo chỉ về Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo. Chủ nghĩa này là một hệ thống đáng ghê tởm, hoá trang như một tân nương của Chúa Giê-su. Đó là lý do tại sao sứ đồ Giăng mô tả nó như một ‘người nữ’ (Khải Huyền 17:3, 6,7,9,18), ‘con kỹ nữ’ (17:15-16), ‘đại kỹ nữ’ (17:1), ‘mẹ của các kỹ nữ và những điều ghê tởm trên thế giới’ (‘các thần’ của các tôn giáo, Khải Huyền 17:5), và ‘nữ vương’ (Khải Huyền 18:7), v.v…

Thành phố Ba-by-lôn đầy dẫy những văn hoá khác nhau và sự thờ thần tượng. Thành phố này có 108 đền thờ thần tượng, khoảng 600 nơi thờ các thần trên trời, khoảng 660 bàn thờ thần tượng, v.v… Thật vậy, thành phố này thể hiện cách sống động cảnh tượng của một tôn giáo hỗn hợp. Khải Huyền chương 17 và 18 đã báo trước rằng: Vào thời kỳ cuối cùng, Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo sẽ biến thành một tôn giáo mà chính nó là sự tái bản của tôn giáo Ba-by-lôn. Những người theo Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo bắt chước Cơ Đốc giáo bằng việc uống chén tượng trưng cho dòng huyết báu của Chúa Giê-su, nhưng từ quan điểm của Đức Chúa Trời, chén rượu này là ‘chén rượu thịnh nộ mãnh liệt của Ngài’ (Khải Huyền 16:19).

Nguyên nhân chén này là chén thịnh nộ của Đức Chúa Trời là vì họ đã trộn lẫn sự dạy dỗ của các tôn giáo khác với sứ điệp của dòng huyết báu của Chúa Giê-su. Chúa Giê-su đã báo trước cách rõ ràng rằng Ngài sẽ đem tai hoạ đến trên ‘chén mà nó (Ba-by-lôn lớn) đã pha’ (Khải Huyền 18:6). Các cư dân trên đất là những kẻ không có tên trong sách sự sống từ buổi sáng thế sẽ nhận lấy ‘chén mà nó đã pha’ (Khải Huyền 17:8).

Ngoài ra, Ba-by-lôn lớn cũng là một hệ thống kinh tế chính trị chịu ảnh hưởng bởi Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo. Sứ đồ Giăng nói tiên tri rằng: Các vua trên đất (Khải Huyền 17:2) và các thương gia trên thế giới (Khải Huyền 18:11) đều phạm tội tà dâm (tức là phục vụ Sa-tan), và các cư dân trên đất (tức là người ngoại giáo) đều say vì rượu gian dâm của nó (tức là các sự dạy dỗ của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, Khải Huyền 17:2).

Thực tế cho thấy hiện tượng này đang phát triển ra toàn thế giới hiện nay. Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo là Ba-by-lôn lớn từ chối sự dạy dỗ của Kinh Thánh về Chúa Giê-su. Nó thật sự là con đại dâm phụ. Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo nỗ lực đoàn kết tất cả các tôn giáo thành một. Phong trào này sẽ hưng thịnh và trở nên quyền lực như Kinh Thánh đã báo trước. Phong trào Thời Đại Mới, là phong trào rất phổ biến hiện nay, có thể được xem là một phần của Phong trào đa nguyên tôn giáo.

Trong chương này (chương 3), chúng ta sẽ thảo luận về Phong trào Thời Đại Mới đang thâm nhập cách xảo quyệt vào mọi lĩnh vực xã hội, đang che giấu bản chất thật của nó là một tôn giáo Sa-tan, và Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo. Khi chúng ta nhìn vào gốc rễ của những niềm tin của họ, chúng ta sẽ thấy rằng tôn giáo Ba-by- lôn, có nguồn gốc từ Nim-rốt, đang hợp nhất trở lại trong những phong trào này. 

 

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *