Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 9)

Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 9)

IV. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn ở Trung Đông

B. Sự Thờ Phượng Hòn Đá Đen

Sự thờ phượng hòn đá và ý tưởng thờ phượng nữ thần liên quan mật thiết với nhau. Sự thờ phượng hòn đá là một hình thức nguyên thuỷ của sự thờ phượng nữ thần. Trước khi nữ thần có được hình dạng một con người cụ thể, có những dấu vết cho thấy người ta đã thờ phượng những hòn đá có những hình dạng phụ nữ mang thai và sinh nở trong nhiều nơi trên thê giới. Đặc biệt, họ thờ phượng những thiên thạch rơi xuống từ trời, hoặc những hòn đá khác thường giống đồ trang sức có nhiều màu sắc huyền bí. Và họ đem theo bên mình một mảnh của những hòn đá như thế như một bùa ngải để xua đuổi ma quỉ.

Kinh Thánh ghi lại rằng người dân sống ở vùng Trung Đông thờ phượng hòn đá như một nữ thần. Sách Giê-rê- mi có chép rằng: “Chúng nói với gỗ: ‘Người là cha tôi.’ Và với đá: ‘Người sanh ra tôi.’ Thật chúng đã quay lưng lại với Ta, Thay vì quay mặt. Nhưng khi gặp hoạn nạn, chúng lại nói: ‘Xin đen cứu giúp chúng con!’’ ở đây Đức Chúa Trời quở trách dân Y-sơ-ra-ên vì sự thờ phượng hình tượng của họ (Giê-rê-mi 2:27; 3:9). Trong những câu này, ‘Người (đá) sanh ra tôi’ nghĩa là họ xem thần tượng đá như là thần nữ. Dân Y-sơ-ra-ên là tuyển dân của Đức Chúa Trời nhưng họ thờ phượng hòn đá như một thần nữ vì họ bị ảnh hưởng bởi các quốc gia lân cận trong vùng Trung Đông.

Nói cách cụ thể, những hòn đá nhẵn nhụi được xem là có giá trị và được thờ kính, I-sa 57:6 có chép rằng: “Gia tài của ngươi ở giữa vòng các tảng đá trơn tru nơi thung lũng; Chính chúng nó là sản nghiệp ngươi. Ngươi đã đổ dầu làm lễ tưới.  Và dâng tế lễ ngũ cốc cho các tảng đá ấy. Ta có nên nguôi giận vì những việc như thế không?” Nói cách khác, trong vùng Trung Đông, thật khó để tìm thấy những hòn đá tròn trĩnh và nhẵn nhụi vì vùng này hầu hết là sa mạc. Những hòn đá như thế được xem là quí giá và người ta tìm kiếm chúng để làm lợi. Nhằm tăng hết sự lợi nhuận có được, dường như người ta tiếp tục truyền bá tư tưởng thờ phượng hòn đá.

Trong nhiều vùng, hình thức thờ phượng nữ thần được phát triển từ hình thức thờ phượng những hòn đá chuyển sang hình thức thờ phượng con người. Tuy nhiên, điều kì lạ là trong vùng A-rập, người ta không theo quá trình phát triển này, và cho đến ngày hôm nay sự thờ phượng hòn đá cách nguyên thuỷ vẫn còn tồn tại. Khi chúng ta quan sát tất cả các lễ nghi liên quan đến Hòn Đá Đen, chúng ta có thể thấy được mối quan hệ mật thiết của Hồi giáo và sự thờ phượng hòn đá.

ở góc đông nam của đền thờ Ka-ba ở Méc-ca là nơi có gắn Hòn Đá Đen. Hòn đá này đã được người A-rập thờ phượng một thời gian dài. Họ tin rằng hòn đá này là một thiên thạch rơi từ trời, và tự nhiên nó được xem là một món quà từ thần mặt trăng tối cao A-la. Đó là lý do tại sao họ xem việc thờ phượng Hòn Đá Đen ngang bằng với việc thờ phượng A-la.

Người Hồi giáo nghĩ rằng việc thờ phượng Hòn Đá Đen là một hành động đức tin quan trọng nhất. Nó là nghĩa vụ của người Hồi giáo khi theo đạo Hồi để cầu nguyện hướng về Méc-ca (Sa-lát) nơi có Hòn Đá Đen năm lần một ngày. Ngoài ra, họ bắt buộc phải thăm Mec­ca một lần trong đời (Hajj), đi bộ vòng quanh đền thờ Ka- ba bảy lần theo đúng như luật qui định, và chạm vào Hòn Đá Đen hoặc đưa tay hướng về hòn đá và la lên bài cầu nguyện ngắn sau đây: ‘Allahu Akbar’(A-la là đấng vĩ đại nhất),‘La ilaha ilAllah’ (không có thần nào khác ngoài A-la). Khi chúng ta thấy những hoạt động này, chúng ta thấy rằng Hòn Đá Đen là một thể chất vật lý của thần mặt trăng A-la và được người Hồi giáo thờ phượng nhiều nhất.

64

Hình 58. Những người Hổi giáo đang cố gắng chạm vào Hòn Đá Đen của đền thờ Ka-ba ở Méc-ca Hòn Đá Đen được gắn ở góc phía đông của đền thờ Ka-ba, cách mặt đất 1,5m. Nó được bảo tồn bởi một nắp kim loại bạc. 2009, Ka-ba, Méc-ca, A-rập Xê-Út.

Cuối cùng, bản chất của Hòn Đá Đen mà người A- rập rất phấn khởi về nó chính là nữ thần mặt trăng Sơ- mi-ra-mít. Gần đây, việc nghiên cứu cách kỹ lưỡng Hòn Đá Đen ở đền thờ Ka-ba bị nghiêm cấm. Nhưng một số học giả cho rằng khoảng 15 hòn đá nhỏ được kết hợp lại để tạo ra Hòn Đá Đen này. Ngoài ra, một số học giả giải thích rằng hòn đá này là biểu tượng của tình trạng ‘sẵn sàng mang thai và sinh nở’. Gần đây, khi chúng ta nhìn vảo Hòn Đá Đen tại đền thờ Ka-ba ở Méc-ca và các hòn đá đen khác tìm thấy trong vùng, tất cả chúng đều có một hình dạng giống nhau, được bao bọc bởi những miếng kim loại bằng vàng và bạc. Hình thức này liên quan mật thiết đến một thực tế trong các thời kì cổ đại khi các hòn đá tượng trưng cho nữ thần của sự giàu có, sinh sản, và thương xót được thờ phượng.

65

Hình 59. Biểu đồ cắt ngang của Hòn Đá Đen tại đền thờ Ka-ba ở Méc-ca Bức hình này ủng hộ giả thuyết rằng Hòn Đá Đen được tạo ra từ nhiều hòn đá nhỏ.

Cuộc Đời của Mô-ha-mét (William Muir. Smith-Elder & Co., 1858). p.29.

66

Hình 60. Hòn Đá Đen tại đền thờ Ka-ba và nắp đậy bằng bạc. Hình ảnh này thể hiện tình trạng ‘sẵn sàng mang thai và sinh nở’. Hòn Đá Đen được bảo tồn bởi một nắp kim loại bạc.

67

Hình 61. Một nắp đậy khác bằng vàng tại đền thờ Ka-ba Nắp đậy bằng vàng của đền thờ Ka-ba được tim thấy ở thành phố’ Giê-đa gần bờ Biển Đỏ gần A-rập Xê-út

Giê-đa, A-rập Xê-Út. Toà lâu đài Topkapi. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Licensor: mwanasimba (CC BY- SA2.0).

Sau khi thành lập đạo Hồi, Mô-ha-mét cho phép người dân thờ phượng Hòn Đá Đen và trăng lưỡi liềm. Vì người dân trong vùng đã từng thờ phượng vị thần này trước đó, nên ông đã có thể nhanh chóng phát triển lực lượng Hồi giáo nhờ vào sự ủng hộ của họ. Gần đây, trên tất cả các đỉnh tháp của đền thờ Hồi giáo đều có gắn hình trăng lưỡi liềm. Và trên tất cả các là cờ quốc gia của các nước thuộc vùng Hồi giáo đều có vẽ hình mặt trời, mặt trăng, và ngôi sao. Từ tất cả những điều này, chúng ta có thể thấy rằng bản chất của Hồi giáo là thờ phượng nữ thần mặt trăng Sơ-mi-ra-mít, và Hồi giáo là một trong những tôn giáo phát sinh từ tôn giáo Ba-by-lôn.

Sau cái chết của Mô-ha-mét (632 SCN), một vấn đề được đặt ra là ai sẽ kế vị ông (Ca-líp (quốc vương Hồi giáo)). Vì Mô-ha-mét qua đời cách đột nghột nên ông không thể quyết định ai sẽ là người kế vị sau khi ông mất. Trong tình huống này, A-bu Bát (632-634 SCN), người được Mô-ha-mét tin cậy khi ông còn sống, được bầu làm người kế vị (Ca-líp) đầu tiên. Vì ông không thuộc gia đình Mô-ha-mét, nên các thành viên của gia đình Mô-ha-mét phản đối kịch liệt. Cụ thể, khi A-li, con rể của Mô-ha-mét, phản đối dữ dội quyết định này, A-bu đã từ chức. U-ma, cha vợ của Mô-ha-mét, được bầu làm vị Ca- líp thứ hai.

Sự việc cứ thế tiếp tục, lúc này phe đối lập, là nhóm các môn đồ, đã đứng lên chống lại nguyên tắc quyết định dựa vào quan hệ huyết thống với Mô-ha-mét. Vì vậy, việc này dẫn đến Út-man, thuộc dòng dõi quý tộc U-may-dát, được chỉ định làm Ca-líp thứ ba, và người này không thuộc gia đình Mô-ha-mét. Điều này bị A-li, con rể của Mô-ha-mét phản đối kịch liệt. Cuối cùng, A-li tự tuyên bố là Ca-líp thứ tư (656-660 SCN), và sau đó ông bị giết bởi Mua-qui-da là kẻ chống lại quyết định này. Mua-qui- da là người anh em họ của Ca-líp thứ ba, Út-man, và cũng là người cầm quyền ở Sy-ri.

Vì sự kiện này, Hồi giáo bị chia thành hai phái: phái Si-ai theo A-li, là người có quan hệ huyết thống với Mô- ha-mét, và phái Xu-ni theo Mua-qui-da, người chống lại phái kia. Ngày nay, l-ran là điểm tập trung của phái Si-ai, chiếm 15-20% của toàn dân số Hồi giáo. Hầu hết các nước A-rập còn lại bao gồm cả A-rập Xê-Út thuộc phái Xu-ni. Hai phái này ở một khía cạnh nào đó khác nhau về giáo lý, nhưng cả hai đểu có cùng niềm tin nơi nữ thần mặt trăng Sơ-mi-ra-mít.

68

Hình 62. Nhà thờ Hồi giáo Nur ul-lhsaan. Hình trăng lưỡi liềm được gắn vào đỉnh của một nhà thờ Hồi giáo ở Cambuchia Thế kỉ 19 SCN, Nhà thờ Hồi giáo Nur ul-lhsaan Mosque, Phnom Penh, Cambuchia. Licensor: McKay Savage (CCBY2.0).

69

Hình 63. Nhà thờ Hồi giáo Abdul Gaffoor Hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao trên đỉnh một nhà thờ Hồi giáo ở Singapore Thê kỉ 19 SCN, Nhà thờ Hồi giáo Abdul Gaffoor, Singapore. Licensor: Akuppa John Wigham (CCBY2.0).

70

Các lá cờ quốc gia của những đất nước có Hồi giáo là tôn giáo chủ yếu đều có hình thiết kế của mặt trăng lưỡi liềm và ngôi sao, biểu tượng tiêu biểu của Hồi giáo. 

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *