Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 7)

Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 7)

III. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn trên Đế Quốc La Mã

D. Sự Thờ Phượng Con Rắn và Con Rồng Trong Cơ Đốc Giáo Thời Trung Cổ

Cơ Đốc giáo thời Trung cổ chống lại con rắn, con rồng và các loài vật ô uế khác. Từ Kinh Thánh, Cơ Đốc Nhân biết rằng con rắn và con rồng là những hình tượng của Sa-tan, vì vậy có những hình điêu khắc và tranh hoạ những vị thánh giết con rắn và con rồng bằng cái giáo. Điển hình như thánh George được tưởng nhớ như một vị thánh giết một con rồng bạo chúa và làm cho người dân cả nước qui đạo Cơ Đốc, và ông là một vị thánh rất nổi tiếng trong nhiều khu vực ở Châu Âu. Có hàng chục những vị thánh được ca ngợi vì họ giết và chiến thắng con rồng. Như chúng ta nhìn thấy phía trước tượng Ma­ry, hình ảnh Ma-ry đạp trên con rắn có nghĩa là Cơ Đốc giáo chống lại Sa-tan và thắng hơn hắn.

Khi chúng ta thăm các nhà thờ lớn xây dựng vào thời Trung cổ, chúng ta có thể thấy thường xuyên những hình ảnh con rồng và con rắn trong các thánh đường của cả Công Giáo La-mã và Chính Thống giáo. Mặc dù họ có một tư tưởng chống lại con rồng và con rắn cách rõ ràng nhưng mỗi nhà thờ lớn của họ đều đầy dẫy những hình chạm trổ những con rồng, con rắn, và các loài vật ô uế khác. Dưới đây là một vài trong vô số những trường hợp.

Tiêu biểu như: Khi chúng ta nhìn vào những hình chạm trổ tại miện máng xối trang trí bên ngoài vách tường của các toà thánh, những hình điêu khắc này bao gồm hình tượng của con rồng và nhiều loài quỉ ô uế khác. Ban đầu, các miệng máng xối được sử dụng trong các đền thờ của người Ai-cập, Hy-lạp, Rô-ma, và Pompeii, v.v… nhằm tích góp nước mưa và thải ra ngoài. Trong các thời kì cổ đại, các ống dẫn nước mưa được đặt theo chiều ngang chứ không phải chiều dọc như ngày hôm nay, vì vậy dường như người ta mở rộng hết mức chiều dài của các ống này để giảm tối thiểu sự hư hoại cho các toà nhà. Phương pháp kiến trúc này tiếp tục được sử dụng trong thời Trung cổ, và người ta trang trí trên các ống nước phía bên ngoài toà nhà với những hình ảnh của nhiều loài vật ô uế và những vị phù thuỷ.

47

Hình 42. Miệng máng xối của Duomo di Milano Ngôi nhà thờ Gô-tích lớn nhất ở Milan, nước Ý. Có tổng cộng 135 ngọn tháp và nhiều hình điêu khắc, ông dẫn nước mưa này có hình một con vật với đuôi rắn.

Thế kỉ 14-19 SCN, Duomo di Milano, Lombardy, Italy. Licensor : John Picken (CCBY2.0)

48

Hình 43. Các miệng máng xối của Nhà thờ lớn Notre-Dame ở Pa-ri Nhiều miệng máng xối được khắc hoạ trên tường bên ngoài của Nhà thờ lớn Notre Dame ở Pa-ri, nước Pháp.

Thế kỉ 12-18 SCN. Nhà thờ lớn Notre-Dame ở Pa-ri, Pháp. Licensor : Robin Zebrowski – firepile (CC BY2.0)

Những miệng máng xối này được tạo ra như một vật thể rất quan trọng vượt xa những máng xối nước mưa thông thường. Hội Thánh Công giáo La-mã thời Trung cổ tiếp nhận ma quỉ vào trong tình yêu rộng lớn của Đức Chúa Trời, và công bố rằng: Từ khi Cơ Đốc giáo thắng hơn Sa-tan, với vị trí là một người chiến thắng, họ không cần phải loại trừ ma quỉ. Trường hợp điển hình nhất là Cathédrale Notre Dame de Paris (Nhà thờ lớn Notre Dame). Như chúng ta nhìn thấy trong tranh bên dưới, các miệng máng xối đóng vai trò như những hộp rỉ nước mưa phía bên ngoài tường hoặc các góc của nhà thờ, hoặc chúng được dùng để bảo vệ nhà thờ như những lính gác. Vì người Công giáo tin rằng những hình ảnh của những loài vật ô uế này không còn là kẻ thù của Hội Thánh nhưng chúng là những nô lệ; họ thoả hiệp và cho phép chúng được lao nhọc cho những công việc không tinh sạch.

Vấn đề là những hình điêu khắc của những loài quỉ ô uế nhận được một vị trí giống như vị trí của một vị thần bảo hộ, bảo vệ nhà thờ khỏi nhiều hình thức không may mắn, thảm hoạ, hay điều ác. Chúng giống như những tượng yêu quái khổng lồ trong các đền thờ của Phật giáo, đứng ở lối vào với vai trò bảo vệ đền thờ và các phật tử khỏi điều ác. Do quan điểm tôn giáo của họ nhấn mạnh vào tình yêu hoàn vũ của Đức Chúa Trời nên Hội Thánh Công giáo La-mã đã phạm một lỗi là cho phép và thờ ơ với nhiều hình tượng ô uế của các tôn giáo ngoại bang trong những nơi thờ tự của họ.

49

Hình 44. Một hình điêu khắc miệng máng xối ở Nhà thờ lớn Notre Dame Một miệng máng xối được trang trí trên mái nhà. Thế kỉ 12-18 SCN, Cathédrale Notre- Dame de Paris, France. Licensor : Sharon Mollerus – clairity (CC BY2.0).

Hình 45. Một hình trang trí miệng máng xối của Chiesa di Santa Croce Tại một nhà thờ lớn ở Firenze, nước Ý. Đây là một tượng điêu khắc trang trí hình con rồng. Thế kỉ 15 SCN, Chiesa di Santa Croce, Firenze. Italy. Licensor : Gabriele – Yellow.Cat (CC BY2.0).

Không chỉ như thế, trên mặt tiền của Nhà thờ lớn San Pietro và trên trần nhà bên trong của thánh đường là những hình điêu khắc con rồng, và trên sàn nhà của nhà thờ là hình hoạ một con rồng. Như chúng ta nhìn thấy trong hình bên dưới, con rồng được hoạ trên sàng nhà của Thánh đường San Pietro thực chất là huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Gregorious XIII (cai trị 1572-1585). Như chúng ta thấy trong huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Paulus V và Gregorious XIII, nhiều huy hiệu của các Giáo Hoàng và các tổng giám mục có hình con rồng, chim đại bàng, con công, v,v…nhằm diễn tả quyền lực và thẩm quyển rất lớn của họ. Mặc dù, những loài vật này được miêu tả cách tiêu cực trong Kinh Thánh, lý do người ta sử dụng những hình tượng này là vì cặp mắt thuộc linh của họ đã bị mù loà khi họ ôm lấy các tôn giáo ngoại bang cách thiếu thận trọng.

50 51

Hình 46. Một con rồng trên mặt tiền Nhà thờ lớn San Pietro Một ngôi nhà thờ lớn được xây dựng vào thế kỉ thứ 4. Nó được tái xây dựng vào thế kỉ 16 bởi các kiến trúc sư nổi tiếng thời kì Phục hưng kể cả Michelangelo. Trên mặt tiền của nhà thờ trên trán tường phía dưới trần nhà là hình một con đại bàng và con rồng được chạm trổ.

Thế kỉ 4, 16 SCN, San Pietro Basilica. Vatican.


52

Hình 47. Hình con rồng được hoạ trên sàn nhà lối vào của Nhà thờ lớn San Pietro. Đây là huy hiệu của Gregorius XIII. Thế kỉ 4, 16 SCN, San Pietro Basilica, Vatican. Licensor: Tomohisa Hashimoto. (CC BY-SA 2.0).

53

 

Hình 48. Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Gregorius XIII – Cai trị 1572-1585 SCN

Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Gregorius XIII. Licensor: Odejea (CC

BY-SA 3.0).

54

Hình 49. Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Paulus V. Cai trị 1605-1621 SCN

Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Paulus V. 

Licensor: Odejea (CC BY-SA 3.0).

Các Hội Thánh Công Giáo La-mã và Chính Thống Giáo cho phép nhiều hình ảnh của thần tượng nhằm theo đuổi mục tiêu mở rộng giáo dân của họ. Bằng cách tạo ấn tượng cho người dân của các tôn giáo khác rằng: Cơ Đốc giáo và các tôn giáo ngoại bang là cùng một loại. Họ muốn mở rộng cửa cho những người này qui đạo Cơ Đốc mà không cảm thấy kinh tởm.

Vì vậy bây giờ, nó đã trở thành phổ biến trong các nhà thờ Công Giáo La-mã và Chính Thống Giáo khi người ta tìm thấy những tượng điêu khắc, tranh hoạ, sản phẩm thủ công, vv…có hình con rồng và con rắn ở các nơi thờ tự của họ. Họ khắc họa hình ảnh con rồng và con rắn trên vô số những vật thể như tay vịn, cột nhà, bàn ghế, gậy phép của giám mục, v.v…, và chúng ta có thể tìm thấy cây thập tự có hình dạng con rồng như tranh bên dưới. Khi nhìn thấy những điều này, chúng ta có thể nhận thấy Cơ Đốc Nhân đã vô ý và thiếu hiểu biết như thế nào đối với vấn đề này.

Điều nghiêm trọng hơn là ngày nay các Cơ Đốc Nhân thậm chí xem nhẹ hiện tượng này. Chủ nghĩa đa tôn giáo là chủ nghĩa tin rằng Chúa Giê-su có một nhưng có nhiều tên trong mỗi tôn giáo, và chủ nghĩa này rất thịnh hành trong Cơ Đốc giáo. Vì vậy, quan điểm xem mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, con rồng và con rắn là thần tượng là quan điểm lỗi thời. Hội Thánh Công Giáo La-mã cho phép việc bản xứ hoá với mục đích phát triển Cơ Đốc giáo, và họ dùng tình yêu hoàn vũ của Đấng Christ như là động cơ của tất cả những điều này. Nhưng kết quả của quá trình bản xứ hoá là thuộc linh của Cơ Đốc giáo bị đen tối. Chúng ta có thể hiểu được mức độ nghiêm trọng những thiệt hại của việc bản xử hoá gây ra khi nhìn vào những gì đã xảy ra trong lịch sử Cơ Đốc giáo.

55

Hình 50. Một cây gậy phép của giám mục có trang trí hình con rắn và sư tủ Một cây gậy, uốn cong ở đuôi gậy, được dùng bởi giám mục.

Khoảng năm 1.200 SCN, Limoges, Pháp.Viện bảo tàng Louvre, Pa-ri.

56

Hình 51. Những hình rồng trên cây thập tự ở một tu viện Chính Thống giáo Hy-lạp

Thế kỉ 5~6 SCN. Một tu viện Chính Thống giáo Hy-lạp

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *