Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 3)

Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 3)

II. Sự Ảnh Hưởng của Tôn Giáo Ba-by-lôn trên Đế Quốc Hy-lạp

B. Đại Hội Thể Thao Ô-lym-pic của Hy Lạp

Nước Hy-lạp đã phục vụ các thần của tôn giáo Ba- by-lôn rất lâu trước khi Đế quốc Hy-lạp được hình thành (330-63 TCN). Bằng chứng được tìm thấy trong Đại hội Thể thao Ô-lym-píc. Thế vận hội Ô-lym-píc của Hy-lạp Cổ đại bắt đầu ở Olympia, một phần của vùng A-chai miền bắc Hy-lạp, vào năm 776 TCN. Nó được dùng nhằm mục đích thờ phượng Zeus (tức Jupiter trong thần thoại La-mã) như vị thần tối cao. Họ xây dựng đền thờ Zeus ở đó và tụ họp mỗi bốn năm, dâng tế lễ cho bàn thờ của thần Zeus và thi đấu thể thao. Bằng cách này, họ tin rằng họ sẽ nhận được tình yêu, sự bảo vệ và phước hạnh từ những gì họ tin là ‘chúa tể cai trị trời và đất’.

Tuy nhiên, năm 676 TCN, đền thờ Zeus nay đã bị phá huỷ bởi những người Ba Tư. Vì vậy, người Hy-lạp xây dựng trên vị trí đền thờ Zeus từng được xây dựng một đền thờ cho Hera (vợ của Zeus) vào năm 600 TCN, và họ tiếp tục phục vụ nữ thần và thực hiện các trò chơi Ô-lym-píc. Khi họ làm như thế, họ cảm thấy nhu cầu can xây dựng đền thờ cho Zeus, vì vậy họ đã làm như thế vào năm 470 TCN. Kể từ đó, họ tiếp tục tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lym-píc, cùng nhau phục vụ vị thần và nữ thần này. Nói cách khác, Thế vận hội Ô-lym-píc không gì khác ngoài các sự kiện phục vụ hai vị thần của tôn giáo Ba-by-lôn – Nim-rốt và Sơ-mi-ra-mít.

Lúc bấy giờ, khoảng 1.200 năm đã trôi qua kể từ sự bắt đầu của Đại hội Thể thao Ô-lym-píc vào năm 776 TCN Lúc này, Hy-lạp là một quốc gia bị trị của Đế quốc La-mã (63TCN – 476 SCN). Theodosius I, hoàng đế La- mã kế vị Công-xtăng-tin I, dùng vũ lực cấm các trò chơi Ô-lym-píc vào năm 394 SCN. Theodosius I là hoàng đế chính thức công bố Cơ Đốc giáo làm tôn giáo của Đế quốc La-mã vào năm 380 SCN (Công-xtăng-tin I chính thức công nhận Cơ Đốc giáo làm tôn giáo của Đế quốc La-mã vào năm 313 SCN với sắc lệnh Milan). Nguyên nhân là vì Đại hội Thể thao Ô-lym-píc là một hành động thờ phượng các thần ngoại bang.

Khoảng 1.500 năm sau, Đại hội Thể thao Ô-lym-píc bị cấm. Vào thế kỉ 19, có một phong trào nhằm phục hồi Đại hội Thể thao Ô-lym-píc ở một vài quốc gia ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Cuối cùng, năm 1896, Thế vận hội Ô- lym-píc hiện đại lần đầu tiên được tổ chức tại Hy-lạp. Kể từ đó, Đại hội Thể thao Ô-lym-píc được tổ chức mỗi bốn năm. Tuy nhiên, do Thế chiến thứ nhất, trò chơi năm 1916 không được tổ chức. Ngoài ra, Thế chiến thứ hai khiến cho trò chơi năm 1940 và 1944 không thể thực hiện được. Sau đó, Đại hội Thể thao Ô-lym-píc được tổ chức trở lại vào năm 1948, và được tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Sự tái thiết lập Đại hội Thể thao Ô-lym-píc có một ý nghĩa thuộc linh sâu sắc. Các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, là những quốc gia Cơ Đốc, lại dẫn đầu trong phong trào phục vụ các ‘thần’ của tôn giáo Ba-by-lôn. Đại hội Thể thao Ô-lym-píc cổ đại chỉ dành cho người Hy-lạp. Nhưng Đại hội Thể thao Ô-lym-píc hiện đại, được phục hồi vào cuối thế kỉ 19, đã phát triển thành một sự kiện thể thao quốc tế cho tất cả mọi người trên thế giới, lừa dối họ thờ phượng các thần Ba-by-lôn, Dĩ nhiên, không ai, kể cả Cơ Đốc nhân, thấy được Đại hội Thể thao Ô- lym-píc là một sự kiện thờ phượng các thần Ba-by-lôn.

Đó là một thời điểm thuộc linh đặc biệt vào cuối thế kỉ 19 khi Đại hội Thể thao Ô-lym-píc được phục hồi. Phong trào vực dậy thuộc linh diễn ra ở các Hội Thánh Bắc Mỹ và phương Tây bởi quyền năng của Đức Thánh Linh đã dẫn đến công tác truyền giáo và sai đi nhiều giáo sỹ đến các nhóm dân chưa được chạm đến (chưa nghe Phúc âm) ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là thời điểm khi Horace G. Underwood, giáo sỹ đầu tiên được sai đến Hàn Quốc, và Henry G. Apenzeller, giáo sỹ Giám lý đầu  tiên được sai đến Hàn Quốc đã đặt chân đến vùng đất Hàn Quốc. Đồng thời, đây là thời gian cơn sóng thần học tự do bắt đầu tấn công Châu Âu và Bắc Mỹ. sự đương đầu trực tiếp giữa ‘dòng dõi người nữ’ và dòng dõi Sa-tan’ đã bắt đầu để tiến xa hơn kể từ đây.

31

Hình. 26. Buổi lễ khai mạc của Đại hội Thể thao ô-lym-píc năm 1984

Los Angeles, Thế Vận Hội Mùa Hè 1984. buổi lễ khai mạc, Mỹ…

32

Hình. 27. Huy chương Ô-lym-píc với hình hiệu của Nike, nữ thần chiến thắng.

Huy chương vàng, Sydney, Thế Vận Hội Mùa Hè 2000, Atlanta, Thế Vận Hội Mùa Hè 1996.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *