Em bé Napalm Kim Phúc – Cuộc Đời Được Biến Đổi Bởi Đức Tin Cơ Đốc

Em bé Napalm – Nó là một tấm ảnh mà không ai có thể quên được. Một cô bé, quần áo đã bị cháy rụi bởi bom Napalm, đang kêu la thất thanh và chạy khỏi ngôi làng đang bốc cháy. Hai cánh tay dang rộng trong nỗi khiếp sợ và đau đớn.

Đối với nhiều người, tấm hình này – đem lại giải thưởng Pulitzer Prize cho nhiếp ảnh gia Nick Ut – đã cô đọng lại thảm kịch của cuộc chiến tranh Việt Nam. Làng Trảng Bàng đã bị tàn phá vào ngày 8/7/1972 trong một cuộc không kích vào một căn cứ tình nghi. Nhiều người đã thiệt mạng còn cuộc đời của cô bé thì đã thay đổi mãi mãi.

phan-thi-kim-phuc-700x438

Dù cho bị bỏng rất nặng, cô bé ấy vẫn sống sót. Nick Ut đã chở cô đến bệnh viện. Kim Phúc đã phải chịu đựng 14 tháng phục hồi trong đau đớn bởi vết bỏng độ III chiếm hơn một nửa cơ thể.

Khi lớn lên, Kim Phúc buộc phải từ bỏ trường y tế vì lý do luôn được nhắc đến như là một “biểu tượng của cuộc chiến tranh nhân dân”. Sau khi khiếu nại với người đứng đầu chính phủ Việt Nam, cô đã được phép rời quê hương để tiếp tục con đường học tập của mình. Kim Phúc gặp người chồng tương lai của mình tại Cuba, và sau đó họ quyết định trốn qua phương tây. Vào tuần trăng mật của họ năm 1992, hai vợ chồng đã xuống khỏi máy bay trong lúc chiếc phi cơ đang tiếp nhiên liệu tại Gander, Newfoundland, Canada rồi bỏ trốn.

While-in-Cuba-she-met-a-fellow-Vietnamese-student-Bui-Huy-Toan
Kim Phúc và chồng trong một buổi nhóm tại Canada

Định cư trên một miền đất mới với một gia đình trẻ, câu chuyện của Kim Phúc lại tiếp tục tại đây. Trong lúc những bất đồng và tranh cãi xảy ra liên quan đến vụ đánh bom – ai là người ra lệnh, đã xảy ra ở đâu, mục tiêu là gì – thì một thực tế là Kim Phúc đã trở thành một nạn nhân vô tội của chiến tranh vẫn là điều không thể thay đổi. Giờ đây, cô dùng danh tiếng của mình để lên tiếng cho hòa bình. Tháng 11 năm 1997, Kim Phúc được mệnh danh là Đại sứ Thiện chí của UNESCO. Trước đó cũng năm 1997, cô cũng thành lập Tổ chức Kim Phúc tại Chicago, Hoa kỳ nhằm giúp đỡ các nạn nhân vô tội của chiến tranh.

Có lẽ sự bình an lan tỏa từ Kim Phúc chính là điều tuyệt vời nhất về cô. Cô không hề tức giận. Cô không hề cay nghiệt với chính phủ hay bất kỳ ai đã từng tham gia vào cuộc chiến. Trên thực tế, niềm đam mê lớn nhất của Kim Phúc là sự chữa lành. Năm 1996, cô đã đến Hoa kỳ để gặp Nick Út cũng như các bác sĩ đã phẫu thuật cho mình ở Sài Gòn. Vào ngày Cựu chiến binh năm đó, Kim Phúc đã phát biểu tại Đài Tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam tại Washington DC. Thông điệp của cô bày tỏ niềm mong mỏi về sự chữa lành cũng như hòa giải đối với tất cả những ai đã từng tham gia vào cuộc chiến.

In her right hand Kim Phuc Phan Thi holds a glass of coffee, and in her left hand she holds a glass of water. Thi used the coffee to symbolize the darkness in her heart before she overcame the challenge to forgive, and the water represents her heart after she learned how to forgive those who had hurt her. She gave the example during an Oct. 22 presentation at Marist School’s Centennial Center. Photo By Michael Alexander
Kim Phúc chia sẻ về đời sống của mình đã được Chúa biến đổi

Tuy nhiên, sự bình an ấy không phải đến từ bản thân cô, cũng không phải tự nhiên mà có được. Trước khi chuyển đến Cuba, Kim Phúc đã đặt niềm tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cô chia sẻ về hoàn cảnh trước đó của mình:

“Sự căm giận bên trong tôi chồng chất cao như núi. Tôi căm ghét cuộc sống. Tôi thù hận mọi người bình thường bởi vì tôi không bình thường. Nhiều lần tôi thực sự muốn chết. Tôi dành cả ngày trong thư viện tìm đọc nhiều sách tôn giáo để tìm kiếm mục đích của cuộc sống. Một trong những cuốn sách tôi đọc là Kinh Thánh. Giáng sinh năm 1982, tôi tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ làm Cứu Chúa của tôi. Đó là sự biến chuyển diệu kỳ trong đời tôi. Chúa giúp tôi học biết tha thứ – bài học khó khăn nhất trong tất cả các bài học…. Vẫn còn những vết sẹo trên thân thể tôi, nhưng tấm lòng tôi đã được thanh tẩy.”

Đời sống Kim Phúc đã hoàn toàn được biến đổi từ khi tin nhận Chúa Giê-xu:

“Khi trở thành Cơ Đốc nhân, tôi có một sự kết nối tuyệt vời – mối quan hệ giữa tôi và Chúa Giê-xu và Đức Chúa Trời. Kể từ thời điểm đó, tôi học cách tha thứ.”

Chúa đã cất đi sự thù hận trong con người Kim Phúc và thay vào đó là sự tha thứ và lòng biết vô hạn:

“Tôi thực sự cảm ơn Chúa vì Ngài đã cứu sống tôi khi tôi còn bé. Cho dù điều gì xảy ra với tôi, tôi đã có một cơ hội khác được sống, được khỏe mạnh, được đem niềm vui và sự giúp đỡ đến cho người khác.”

Qua cuộc đời của chị Kim Phúc, chúng ta thấy được tình yêu thương cũng như quyền năng biến đổi của Đức Chúa Trời. Từ một cô gái chịu tổn thương và có thể sẽ suốt đời chìm ngập trong sự thù hận và đau đớn, Kim Phúc đã hoàn toàn tha thứ và sống một cuộc sống mới trong sự vui mừng. Không những thế, Kim Phúc còn giúp đỡ và trở thành nguồn khích lệ lớn lao cho biết bao người khác.

Bạn cũng muốn cuộc đời mình được Chúa biến đổi để trở nên vui tươi, bình an và có ý nghĩa? Đức Chúa Giê-xu phán rằng:

“Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ.” – Ma-thi-ơ 11:28-29

Chúa yêu thương bạn và muốn giúp đỡ bạn. Hãy đến với Chúa Giê-xu, và trao hết mọi gánh nặng, ưu phiền, thậm chí sự thù thận của bạn cho Ngài. Bạn sẽ tìm thấy sự bình an thật trong Ngài.

Nguồn: Power to Change Ministries

TÔI MUỐN TIN CHÚA