Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 4)

Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 4)

II. Nhận dạng Sa-tan

B. Tại sao Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan làm điều ác?

Bây giờ một ai đó có thể hỏi: Tại sao Đức Chúa Trời toàn tri (Châm Ngôn 15:3; Thánh thi 139:1-4; Công vụ 2:23; Rô-ma 8:29-30; Ga-la-ti 3:8; 1 Phê-rơ 1:2, 20) lại định sẵn điều này phải xảy ra? Vì Đức Chúa Trời là toàn năng (Sáng thế 17:1; 18:14; Giê-rê-mi 32:17; Ma-thi-ơ 19:26; Khải Huyền 15:3), không phải rất dễ dàng cho Ngài trong việc ngăn chặn sự sa ngã của Lu-si-phe khỏi phải xảy ra hay sao? Dĩ nhiên, Ngài có khả năng làm điều đó. Thế thì tại sao Ngài để điều đó xảy ra? Thật khó để hiểu điều này bằng lý luận và sự khôn ngoan con người.

Lu-si-phe là thiên sứ có địa vị cao nhất trong tất cả các thiên sứ; hắn là thiên sứ trưởng được tất cả các thiên sứ khác tôn trọng (Êsai 14:12; Ê-xê-chi-ên 28:12-14). Hắn trở nên kêu ngạo khi hắn thụ hưởng cách nhưng không tất cả các quyền lợi từ Đức Chúa Trời (Êsai 14:12-15; Ê-xêchi-ên 28:15-19). Thay vì biết ơn và tôn vinh hiển cho Đức Chúa Trời vì chính Lu-si-phe cũng là một tạo vật, nhưng ngược lại hắn muốn trở thành giống như Đức Chúa Trời để nhận được sự tôn quý và vinh hiển. Nói cách khác, hắn muốn trở thành một vị thần. Điều này giải thích tại sao Lu-si-phe sa ngã và trở thành Sa-tan.

Sau đó, Đức Chúa Trời tạo dựng A-đam (Sáng Thế 1:26-27; 2:7). A-đam bị Sa-tan cám dỗ và muốn trở nên giống như Đức Chúa Trời. Sa-tan, tức Lu-si-phe sa ngã, đã cám dỗ A-đam và nói rằng: “Ngươi sẽ trở nên giống như Đức Chúa Trời” (Sáng Thế 3:5). A-đam đã sa ngã vào sự cám dỗ của Sa-tan và ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác mà Đức Chúa Trời đã cấm ông ăn (Sáng Thế 2:17; 3:6). A-đam đã phạm cùng một lỗi giống như Lu-si-phe.

Lý do Đức Chúa Trời cho phép điều này xảy đến với A-đam là vì: Khi tất cả loài người trở nên tội nhân vì tội lỗi của A-đam và chỉ có thể được tha thứ bởi huyết của Chúa Giê-su Christ; nghĩa là bởi duy nhất sự cứu chuộc của Ngài, thì những kẻ được Đức Chúa Trời lựa chọn trong vòng những tội nhân sẽ hiểu được tầm quan trọng của mục đích sáng tạo. Vì vậy những tạo vật được những người nam và nữ này dẫn dắt đến với Chúa Giê-su sẽ nhận biết và hiểu rõ ràng về mục đích của tạo hoá.

Kết quả là những người được Đức Chúa Trời cứu sẽ sống một cuộc đời theo đúng mục đích tạo hoá trong vương quốc vĩnh cửu của Ngài và không xem nhẹ mục đích tạo hoá.

Đức Chúa Trời biết sự hữu hạn của những sinh vật mà Ngài đã tạo dựng. Khi các tạo vật được ban cho tất cả sự vinh hiển, các vị trí cao trọng, và sự sung sướng cách nhưng không, thì chúng chắc chắn sẽ đánh mất sự tôn kính và biết ơn dành cho Đức Chúa Trời và quên đi mục đích của tạo hoá. Đây là sự giới hạn của chúng.

Điều này cũng giống như khi chúng ta quên cảm ơn Đấng Tạo Hoá đã ban cho chúng ta cách nhưng không món quà không khí, ánh sáng mặt trời, và nước. Tương tự như vậy, tất cả các tạo vật khi được thụ hưởng tất cả các lợi ích cách nhưng không thì chúng trở nên kêu ngạo và quên đi mục đích mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng.

Mặc dù vậy, Đức Chúa Trời ban cho con người một đặc quyền. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng loài người, Ngài đã tạo dựng họ theo ảnh tượng của Ngài. Đức Chúa Trời muốn có mối tương giao với loài người, và Ngài đã ban cho họ đặc quyền được cộng tác với Ngài trong việc quản trị tất cả các tạo vật (Sáng Thế 1:26-28).

Tuy nhiên, vì Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tri, nên Ngài đã biết trước rằng A-đam sẽ bị Sa-tan cám dỗ. Vì vậy, Ngài đã đặt Lu-si-phe sa ngã trong hình ảnh một con rắn trong vườn Ê-đen (Sáng Thế 3:1), và cho phép A-đam phạm một tội lỗi lớn khi ông vi phạm mục đích của tạo hoá. A-đam đã ăn ‘trái của cây biết điều thiện và điều ác’ và ông theo đuổi giấc mộng được trở nên giống như Đức Chúa Trời (Sáng Thế 3:5-6).

Sau sự sa ngã, A-đam và Ê-va bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen. A-đam rơi vào chiều hướng thời gian, không còn ở trong sự vĩnh cửu, và bị tước khỏi sự sống đời đời (Sáng thế 2:7, 5:5). Nhằm ngăn chặn họ vào vườn trở lại và ăn trái cây sự sống và sống mãi mãi, Đức Chúa Trời đã đặt các Chê-ru-bim và một thanh gươm sáng loà đưa qua đưa lại để canh giữ con đường dẫn đến cây sự sống (Sáng Thế 3:22-24).

Vì Đức Chúa Trời không lập tức giải cứu A-đam bây giờ đang rơi vào chiều hướng thời gian, nên Ngài đã không cho phép ông vào vườn Ê-đen và ăn trái cây sự sống. A-đam, bây giờ đang ở trong chiều hướng thời gian, đã phải cày cấy ruộng đất đã bị rủa sả và phải đổ mồ hôi trán để có thức ăn. Đức Chúa Trời đã tăng thêm nhiều đau đớn cho người phụ nữ khi sinh nở.

Hậu quả là tất cả loài người đều bị rủa sả và phải trở về bụi đất (Sáng Thế 3:16-19). Tất cả những đểu này đều nằm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời vì Ngài muốn loài người trải qua những sự thử nghiệm. Đức Chúa Trời đã hoạch định rằng: Khi những người nam và nữ rời bỏ Đấng Tạo Hoá, sống trong tuyệt vọng, thì họ sẽ hiểu được sự cao cả và kế hoạch tạo hoá của Ngài (Êsai 43:7; Rô-ma 9:5; Cô-lô-se 1:16).

Kế hoạch này được bày tỏ trong Sáng Thế 3:15 rằng Chúa Giê-su Con Đức Chúa Trời sẽ nhập thể để hoàn thành kế hoạch này, và Sa-tan sẽ tham gia vào kế hoạch như là một thành viên.

Kế hoạch này sẽ được thực hiện trong 7.000 năm theo quan điểm của loài người. Từ sự sa ngã của A-đam (4.000 TCN), đến Nô-ê (3.000 TCN), Áp-ra-ham (2.000 TCN), Đa-vít (1.000 TCN), Chúa Giê-su (4 SCN), sự chia cắt của Hội Thánh phía Tây và phía Đông (1.000 SCN), hiện tại (2.000 SCN), và Vương Quốc Chúa trong 1000 năm trên đất trong tương lai, tổng cộng các giai đoạn này là 7.000 năm. Sau 7.000 năm, những con cái của Đức Chúa Trời được cứu rỗi sẽ bước vào Trời mới và Đất mới (Khải Huyền 21:1). Đây là sự phục hồi của vườn Ê-đen mới. Sa-tan đã hiện diện trong vườn Ê-đen đầu tiên, nhưng vườn Ê-đen mới sẽ không có bóng dáng của Sa-tan. Vì lúc đó, sứ mạng của Sa-tan đã chấm dứt, nên hắn sẽ bị quăng vào địa ngục (Khải Huyền 20:10).

Trong Kinh Thánh, số 7 là số hoàn hảo của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã lên kế hoạch 7.000 năm để dạy dỗ con cái của Ngài, là những kẻ sẽ sống trong vườn Ê-đen mới tức là trời mới đất mới (Khải Huyền 21:1), tầm quan trọng của mục đích sáng tạo qua kinh nghiệm họ có được, và Đức Chúa Trời đã thực hiện kế hoạch này bằng cách sai Con Ngài là Chúa Giê-su chịu hy sinh thân Ngài cách lớn lao. Theo quan điểm con người, 7.000 năm là một khoảng thời gian dài. hưng trong chiều hướng vĩnh cửu, nó chỉ là một điểm thời gian.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *