Ai tạo ra Thiên Chúa? Thiên Chúa từ đâu đến? (Phần 1)

Ai tạo ra Thiên Chúa? Thiên Chúa từ đâu đến?

(Phần 1)

Ai tạo ra Thiên Chúa là câu hỏi không chỉ những người không theo Thiên Chúa Giáo đặt ra, mà ngay cả những tín hữu lâu năm cũng có lúc thắc mắc trong lòng.

ai tạo ra thên chúa

Thiên Chúa (hay Thượng Đế, theo cách gọi phổ thông) hoặc là Đức Chúa Trời (theo cách gọi của người Tin Lành).

Khi những người theo đạo Tin Lành nói rằng Đức Chúa Trời hay Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ và con người, một câu hỏi hoàn toàn hợp lý được đặt ra là: Ai tạo ra Đức Chúa Trời (Thiên Chúa), Ngài từ đâu đến? Và hầu hết các trường hợp, người đặt câu hỏi không nhận được câu trả lời xác đáng.

Vấn đề của câu hỏi này là căn nguyên của vũ trụ, xa hơn là nguyên nhân của mọi sự kiện mà chúng ta đang có thể gọi tên.

“Nguyên nhân của Thiên Chúa, Đức Chúa Trời, Thượng Đế là gì?”

Để trả lời câu hỏi này, điều đầu tiên, chúng ta phải nhìn nhận rằng nguyên nhân và kết quả là một quy luật của thế giới vật chất. Tất cả mọi vật chất đều cần có một nguyên nhân. Điều này đúng.

Khi chúng ta chấp nhận quy luật này, thì mặc định chúng ta chấp nhận rằng vũ trụ hay thế giới vật chất này đã có một nguyên nhân, và nguyên nhân đó không phải là vật chất, vì nếu nguyên nhân của vật chất là vật chất thì câu hỏi lại quay trở lại từ đầu. Nên ngay tại điểm ban đầu của thế giới vật chất, nguyên nhân phải là một điều gì đó không phải là vật chất.

Như đã nói ở trên, quy luật nguyên nhân chỉ đúng với thế giới vật chất. Đức Chúa Trời là thần linh, và Ngài không ở dưới quy luật này, cũng như không phải chịu sự quy định của nó. Nếu Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng nên thế giới vật chất, thì chính Ngài cũng đã tạo nên quy luật này.

Tuy khó giải thích, nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận ra có những đặc điểm mà đối tượng này sở hữu, nhưng đối tượng khác lại không. Ví dụ như màu xanh thì chỉ có màu sắc. Nếu chúng ta hỏi màu xanh đến từ đâu, có lẽ câu trả lời sẽ là quang phổ của ánh sáng. Nhưng nếu hỏi “mùi của màu tím đến từ đâu?”, có lẽ không ai trả lời được, vì màu tím không có mùi.

ai-tao-ra-thuong-de

Cũng vậy, vật chất luôn phải có nguyên nhân, và con người có thể truy nguyên nguồn gốc của vật chất. Nhưng thần linh thì chúng ta không thể biết được, vì chúng ta không thể áp đặt nguyên nhân của vật chất cho thần linh. Thần linh không thuộc vào loại phải có nguyên nhân. Đức Chúa Trời là thần linh, Ngài không có nguyên nhân theo cách hiểu như nguyên nhân của thế giới vật chất. 

Thứ hai, chúng ta thường tìm kiếm nguyên nhân của một sự vật bằng cách truy ngược thời gian, bởi vì vật chất vận hành trong dòng chảy của thời gian. Nhưng Đức Chúa Trời không có khái niệm thời gian như con người. Thật khó để diễn tả vấn đề này, bởi vì thời gian là hệ quy chiếu của vật chất, và chúng ta chưa bao giờ ở trong tình trạng “không có thời gian” để biết được nó như thế nào. Chúng ta chỉ biết qua Kinh thánh rằng “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày…” (II Phi-e-rơ 3:8). Đối với Đức Chúa Trời thời gian chỉ có hiện tại. Ngài không có điểm khởi đầu, không có kết thúc. Vì vậy không có một cột mốc đầu tiên nào mà tại đó Đức Chúa Trời được tạo dựng.

thời gian của Thiên Chúa và con người

Kết luận rằng vũ trụ này tồn tại cách ngẫu nhiên (ngay cả vụ nổ lớn tại điểm Zero của thuyết Bigbang cũng là một sự kiện ngẫu nhiên) là một kết luận hoàn toàn trái ngược với quy luật nhân quả của vật chất. Thế giới vật chất như bản chất của nó cần phải có một nguyên nhân và nguyên nhân đó không phải là vật chất. Như vậy, rất phù hợp theo Kinh thánh rằng Đức Chúa Trời không hề có nguyên nhân, không phải là hệ quả của bất kỳ nguyên nhân nào, Đấng ấy chính là nguyên nhân của thế giới vật chất này.

 

Ngoài ra chúng ta cũng có thể đặt ra những câu hỏi khác như:

Một thế giới vật chất ngẫu nhiên sau một vụ nổ trong tích tắc (Bigbang) liệu có thể trật tự và đẹp đẽ được như vũ trụ này không?

Một sinh vật khôn ngoan như con người, đến nỗi có thể tạo ra những trí khôn nhân tạo khác (AI), và sinh vật đó được xuất hiện một cách tình cờ liệu có phù hợp với những đặc điểm về linh trí mà thế giới vật chất đang quy định không?

Bài viết kế tiếp chúng ta sẽ tìm hiểu rằng chúng ta có thể biết được những gì về Đức Chúa Trời, và liệu có hợp lý và khôn ngoan hay không nếu từ chối Đức Chúa Trời như là nguyên nhân của vũ trụ vật chất và thế giới có linh trí.

Ai tạo ra Thượng Đế (phần 2): Câu chuyện của Newton

 

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *