Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 2)

Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 2)

II. Nhận dạng Sa-tan

Khi Đức Chúa Trời tạo dựng trời đất, Ngài cũng tạo dựng tất cả các thiên sứ (Sáng thế 1:1). Vị thiên sứ có cấp bậc cao nhất, còn gọi là thiên sứ trưởng, có tên là ‘Lu-si-phe’ (Êsai 14:12; Ê-xê-chi-ên 28: 12-14). Tên ‘Lu-si-phe’ ban đầu có nghĩa là ‘người soi sáng’, và đây là một cái tên đẹp đẽ và vinh hiển.

Nhưng sau khi Lu-si-phe sa ngã, Đức Chúa Trời đã tước danh hiệu này khỏi hắn và đặt cho hắn một tên mới gọi là ‘Sa-tan’. Sa-tan trong tiếng Hy-lạp là ‘Satanas’, có nghĩa là ‘người chống lại Đức Chúa Trời’.

Sự nỗ lực của Sa-tan để trở thành đồng đẳng với Đức Chúa Trời nhằm nhận được sự thờ phượng, ngợi khen, và vinh hiển từ các tạo vật là một hành động xúc phạm đến Đức Chúa Trời. Đó là lí do tại sao hắn được gọi là Sa-tan.

Đức Chúa Trời cũng đặt một tên khác cho Sa-tan là ‘Ma quỷ’, trong tiếng Hy-lạp là ‘Diablos’. Từ này có nghĩa là ‘kẻ phá hoại’, hay ‘kẻ chia rẽ’. Như được hàm ý trong cái tên, Lu-si-phe trở thành Sa-tan, và tự bóp méo bản thân thành một kẻ phá hoại của tất cả các tạo vật trong từng trời thứ nhất và thứ hai.

Ngoài ra, hắn còn trở thành một kẻ cản trở để ngăn cản tất cả các tạo vật sống theo đúng mục đích của tạo hoá (Êsai 43:7,21; Rô-ma 9:5; Cô-lô-se 1:16). Hắn đã xúc tiến sự chia rẽ và phân cách giữa Đức Chúa Trời và các tạo vật, cám dỗ các tạo vật để chúng không thờ phượng Đấng Tạo Hoá, dụ dỗ chúng phục vụ hắn và những thuộc hạ của hắn (thần tượng). Trong ý nghĩa này,Sa-tan được gọi là ‘kẻ chia rẽ’.

Theo cách này, Kinh Thánh gọi Lu-si-phe sa ngã là ‘Sa-tan’ hoặc là ‘Ma quỷ’ (Khải Huyền 20:2; 12:9). Đây là hai tên của cùng một đối tượng – Lu-si-phe sa ngã.

Tuy nhiên, tuỳ điều kiện và bối cảnh của Kinh Thánh, thuật ngữ ‘ma quỷ’ có thể được hiểu là Sa-tan hoặc một trong những thuộc hạ của hắn.

Thêm vào đó, Kinh Thánh có nhiều diễn đạt khác để chỉ về Lu-si-phe sa ngã. Hắn còn được gọi là con rồng, con rắn đời xưa (Khải Huyền 12:9; 20:2), vua chúa đời này (Giăng 12:31), thần đời này (2 Cô-rinh-tô 4:4), kẻ lãnh đạo cầm quyền chốn không trung (Ê-phê-sô 2:2), Bê-ên-xê-bun thủ lĩnh loài quỷ (Ma-thi-ơ 12:24), vua Ba-by-lôn (Êsai 14:4), vua Ty-rơ (Ê-xê-chi-ên 28:12), vua Ba Tư (Đa-ni-ên 10:13), kẻ lừa dối thế gian này (Khải Huyền 12:9).

Nguyên nhân sứ đồ Phao-lô gọi Sa-tan là ‘thần đời này’ trong 2 Cô-rinh-tô 4:4 là vì loài người ở thế gian thờ phượng Lu-si-phe sa ngã và ‘con cái’ của hắn (một trong bọn họ thuộc dòng dõi của Sa-tan trong 3:15) như là thần của họ trong danh nghĩa các tôn giáo. Ví dụ, nhiều vị thần của Hin-đu giáo, Đức Phật và những vị Phật nhỏ hơn trong Phật giáo, A-lah của Hồi giáo, nhiều thần linh của các tôn giáo dân gian, hoặc thậm chí các vị thần của Phong trào Thời Đại Mới (New Age Movement), tất cả những ‘vị thần’ đa dạng này đều là các ‘thần của đời
này’, và họ là Lu-si-phe sa ngã và các thuộc hạ của hắn. Bằng cách này, Lu-si-phe sa ngã đã lừa dối các tạo vật trong danh nghĩa các tôn giáo, và tiếp tục dụ dỗ
chúng thờ phượng hắn. Đây rõ ràng là một hành động xâm phạm mục đích tạo hoá của Đức Chúa Trời (Êsai 43:7, 21; Rô-ma 9:5; Cô-lô-se 1:16).

Tại sao Lu-si-phe sa ngã lại hành động như thế?

Nguyên nhân là vì hắn đã đánh mất tình yêu của Đấng Tạo Hoá ngay sau khi hắn phạm tội. Trước khi sa ngã, hắn là thiên sứ được Đức Chúa Trời yêu thương và ban đặc quyền nhiều nhất trong tất cả các tạo vật (Ê-xê-chi-ên 28:12-14). Hắn không thể kiềm hãm được sự ghanh tị đối với các tạo vật khác mà Đức Chúa Trời yêu thương, vì vậy hắn đã lừa dối các tạo vật làm cho chúng thờ phượng và tôn vinh hiển hắn thay vì Đức Chúa Trời. Đây là một hành động vi phạm mục đích tạo hoá.

Những sinh vật bị lừa dối đã vi phạm mục đích tạo hoá, và kết quả là chúng phải trả một cái giá rất đắt. Nhưng Đức Chúa Trời Toàn Tri (Châm Ngôn15:3; Thánh thi 139:1-4; Công vụ 2:23; Rô-ma 8:29-30; Ga-la-ti 3:8; 1 Phê-rơ 1:2, 20) đã biết trước và định trước điều này sẽ xảy ra (Rô-ma 8:29; 1Cô-rinh-tô 1:26-27; Hê-bơ-rơ 4:3).

Đây là lĩnh vực vượt xa sự hiểu biết bằng lí luận của loài người, và con người chỉ hiểu được điều này bởi sự xức dầu, sự soi sáng và dạy dỗ của Đức Thánh Linh (Êsai 61:2; 2 Cô-rinh-tô 1:21; 1 Giăng 2:20,27)

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *