MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ NGÀY GIỖ

Ngày 10 tháng 03 âm lịch hàng năm được Chính Phủ Việt Nam chọn làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhằm nhắc cho người dân nhớ ơn 18 vị Vua Hùng đã có công xây dựng dân tộc Việt Nam.

Nhớ ơn người đã khuất là một việc rất nên làm, điều đó bắt nguồn từ truyền thống và thói quen của người Việt, vốn xuất phát từ văn hóa Trung Hoa. Gần 1000 năm bị đô hộ bởi Trung Quốc, chúng ta gần như bị đồng hóa bởi các tập tục của người Hoa, trong đó việc thờ cúng tổ tiên, hay người chết là truyền thống lâu đời, xuất phát từ tôn giáo dân gian của người Trung Quốc.

Mặc dù đám giỗ là một văn hóa tốt, với mục đích tưởng nhớ người đã khuất, đồng thời là thời gian mà gia đình, con cháu tề tựu lại để họp mặt. Tuy nhiên lâu dần đã bị biến tướng thành các tệ nạn rượu chè, ăn nhậu, mê tín dị đoan, cúng bài người chết, đánh mất đi giá trị tốt đẹp của nó.

Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi vì sao người ta lại không chọn ngày sinh mà lại chọn ngày mất của các bậc tiền nhân để kỉ niệm? Vua Sa-lô-môn, một vị Vua khôn ngoan người Do Thái đã nói rằng “Đến nhà tang chế hơn đến yến tiệc. Ai rồi cũng chết, nhưng nếu có thì giờ để suy nghĩ trước về cái chết của mình; thì vẫn hơn.” (Truyền đạo 7:2). Thật vậy, con người khi đối diện với sự chết của người khác thì cũng là lúc đối diện với suy nghĩ về cái chết của chính mình, từ đó mới bắt đầu nghĩ đến tương lai và cõi đời đời.

Nhưng cái chết thường đồng nghĩa với kết thúc và tuyệt vọng. Mọi vĩ nhân đến có ngày sinh và ngày tử, các giáo chủ của các tôn giáo cũng vậy, dù họ có tài hoa, có thoát tục hay lời hay ý đẹp cách mấy thì cuối cùng cũng kết thúc cuộc đời trong lòng đất lạnh lẽo. Đôi lúc, chúng ta cố gắng vẽ nên một thế giới sau cái chết, nhưng sự thật chẳng có người nào chết và sống lại để cho chúng ta biết thế giới đó có thật hay không?

Tuy nhiên, trong lịch sử đã có duy nhất một người đã chết và sống lại, đó là người có ngày sinh nhưng không có ngày tử, và cũng người duy nhất cho chúng ta biết về thế giới sau khi chết. Bạn biết người đó là ai không? Tên của người ấy là: JESUS.

Trước hết, Chúa Jesus sinh vào năm 1 của Công Nguyên, ngày Chúa Jesus ra đời được hoàng đế La Mã Constantine tuyên bố là ngày bắt đầu kỉ nguyên mới của nhân loại theo lịch La Mã. Từ đó đến nay, thời gian của cả thế giới được tính dựa trên ngày sinh của Chúa Jesus. Vậy nên, về tính lịch sử, Chúa Jesus là một nhân vật chắc chắn đã tồn tại và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi dân tộc.

Nhưng điều thú vị là trong tài liệu của sử gia Josephus (37 -100 SCN) của đế quốc La Mã khi viết về Chúa Jesus đã để trống phần ngày chết của Ngài, kèm theo dòng ghi chú “Người được xem là đã sống lại”. Thật là một câu chuyện phi thường.

Đến đây, có lẽ bạn sẽ hỏi, vậy Chúa Jesus có liên quan gì đến cuộc đời tôi? Liên quan chứ và liên quan rất nhiều nữa là đằng khác. Trên thế giới này không có ai dám tuyên bố đảm bảo ban sự sống đời đời và Nước Thiên Đàng cho người tin, bởi vì chính họ cũng không chắc về nơi mình sẽ đến khi họ qua đời, vì vậy họ chỉ đem đến cho kẻ tin họ một niềm hi vọng mơ hồ không chắc chắc.

Nhưng Chúa Jesus tuyên bố rằng “Ngài là Đấng từ Trời xuống” (Giăng 3:13), Ngài chịu chết để “Cứu vớt kẻ có tội” (I Ti-mô-thê 1:15), Ngài sống lại để ban sự sống cho kẻ tin (Giăng 11:25) Ai tin nhận Ngài thì sẽ được ở với Ngài nơi Thiên Đàng (Giăng 14:2). Nhưng mọi lời hứa đó sẽ là vô nghĩa nếu Chúa Jesus chết trên thập tự giá, và Ngài không phục sinh. Bởi Kinh Thánh chép “Kẻ chết chôn kẻ chết” nghĩa là người chết thì không cứu được ai, dù có “ăn to nói lớn”, dạy những luận điệu cứu rỗi, đạo đức cao siêu mà cuối cùng vẫn nằm dưới lòng đất thì chẳng có quyền năng nào cả.

Kinh Thánh chép “Chúa Jesus đến để ban cho chúng ta sự sống và sự sống dư dật”, và vì Ngài là Đấng Sống nên lời hứa đó hoàn toàn có giá trị trên đời sống của chúng ta. Bạn có sẵn lòng tin nhận Chúa Jesus Phục Sinh ngay hôm nay không? Hãy tiếp nhận Ngài để được ban cho sự sống đời đời và Nước Thiên Đàng vinh hiển.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *