Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 11)

Sự Phát Triển Của Tôn Giáo Babylon

Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 11)

V. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn ở Châu Á

B. Con Rắn Trong Ấn Độ giáo Và Sự Thờ Phượng Nữ Thần

Có ba vị thần chính trong Ấn Độ giáo – Brahma, Vishnu, và Shiva. Brahma nghĩa là thần tạo hoá, Vishnu nghĩa là thần cứu chuộc, và Shiva nghĩa là thần tấn công và huỷ diệt. Họ là ba vị thần nam, và có hàng ngàn những vị thần nhỏ hơn dưới ba vị thần này.

Hầu hết tất cả các hình tượng của các thần Ấn Độ giáo đều đầy dẫy những hình tượng con rắn. Ví dụ, Vishnu, thần cứu chuộc của Ấn Độ giáo, được giới thiệu trong tư thế nằm trên một con rắn có bảy đầu. Ngoài ra, Shiva có một trăng lưỡi liềm gắn trên đầu, và một con rắn quấn quanh đến tận cổ (xem tranh bên dưới), Theo Kinh Thánh, con rắn này là con rồng, ma quỉ, và Sa-tan (Khải Huyền 20:2). Những hình tượng con rắn trong Ấn Độ giáo cho thấy một cách rõ ràng rằng tôn giáo này là một tôn giáo của Sa-tan.

72

Hình 70. Brahma, vị thần tạo hoá Brahma, liên quan đến các nguyên lý của vũ trụ, xuất hiện như một vị thần nam được nhân hoá. Thần này có bốn gương mặt và cưỡi trên một con thiên nga. Đây là hình dạng điển hình của vị thần này. Các vị thần Ấn giáo cách đầy đủ bao gồm các vị thần cơ bản được thờ phượng bởi người dân địa phương ở Ấn Độ thuộc Anh trong toàn cõi Ấn Độ (E. A. Rodrigues, 1842), chương. 1. Số.3.

73

Hình 71. Vishnu, vị thần cứu rỗi và vợ là Lakshmi Vishnu đang nằm trên một con rắn có bảy đầu gọi là Anant Shesha haỵ ‘Con rắn vĩnh cửu’. Và vợ của Vishnu là Lakshmi đang xoa bóp chân của thần. Ngồi trên đoá sen mọc ra từ cuốn rúng của Vishnu là Brahma, vị thần tạo hoá với bốn gương mặt.Thế kỉ 18 SCN. Bộ sưu tập của Trường Đại Học Ấn giáo Kalabhavan Banares.

74

Hình 72. Shiva, vị thân tấn công và huỷ diệt. Một trăng lưỡi liềm được đặt trên đầu, và trên đầu, cổ và tay
được quấn quanh bởi rắn hổ mang. Đền thờ Shiva, Bangalore, Ấn Độ. Licensor: Indlanhilbilly (CCBY-SA3.0).

Sự thờ phượng nữ thần rất thịnh hành trong Ấn Độ giáo. Cụ thể, Mahadevi, vợ của Shiva (nghĩa là ‘nữ thần vĩ đại’), là nữ thần được yêu thích nhất trong sự thờ phượng nữ thần của Ấn Độ giáo. Nữ thần này có nhiều tên tuỳ thuộc vào chức năng của bà hoặc tôn giáo nơi bà được thờ phượng. Bà được gọi là Devi, Sati, parvati, Amba, Ambika (nghĩa là người mẹ nhỏ nhắn), Durga, Kali, và tương tự, và tên của bà nói lên nhiều đức tính của bà.

Ngoài ra, Lakshmi, vợ của Vishnu, đóng một vai trò quan trọng trong sự thờ phượng nữ thần ở Ấn Độ. Lakshmi cũng được gọi là Shri, và nữ thần này rất nổi tiếng trong xã hội Ấn Độ. Có lẽ điều đó là vì có nhiều phụ nữ được đặt tên là Lakshmi hay Shri. Tên của nữ thần này có nhiều ý nghĩa như: mẹ của muôn loài, mẹ của sự khôn ngoan, cứu rỗi, ân điển, và may mắn, v.v… Lakshmi được xem là nữ thần mẹ giúp đỡ muôn loài, là loài sinh ra trên thế gian theo như nghiệp chướng của chúng, tách khỏi vòng luân hồi (sinh, tử, và tái sinh), và đem chúng vào thiên đàng.

75

Hình 73. Ambika, vợ của Shiva Trong các vợ của Shiva, Ambika (nghĩa là ‘người mẹ nhỏ nhắn’) xuất hiện trong hình ảnh một phụ nữ bồng bế những đứa trẻ. Padarli, Rajasthan, India. Licensor : Shanammumbai (CC BY-SA 3.0).

76

Hình 74. Lakshmi, vợ của Vishnu Lakshmi là một nữ thần đem may mắn. Trong tranh vẽ này. tiền rơi ra từ lòng bàn tay của bà. Wall painting. Buleshwar, India. Licensor : Meena Kadri – Meanest Indian (CC BY2.0).

Nguyên nhân làm cho sự thờ phượng nữ thần trở nên thịnh hành trong Ấn Độ giáo là vì tôn giáo này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Sơ-mi-ra-mít, nữ thần của tôn giáo Ba-by-lôn. Cụ thể, có nhiều hình ảnh nữ thần bồng con, và ví dụ điển hình là nữ thần Hariti và nữ thần Devaki. Ngoài ra, có nhiều trường hợp trong đó nữ thần và con rắn được kết hợp. Nữ thần rắn Manasa và tương tự được bảo vệ bởi một con rắn hổ mang có bảy đầu.

77

Hình 75. Tượng của Haritl và con trai của bà Tượng của một nữ thần cơ bản của Ấn Độ giáo, ảnh hưởng trực tiếp bởi Sơ-mi-ra-mít Thế kỉ 2~3 SCN., Gandhara, Ấn Độ. Viện bảo tàng Anh, Luân-đôn.Licensor: PHGCOM (CC BY-SA3.0).

78

Hình. 76. Devaki và con của bà là Krishna. Nữ thần Devaki được cho là đã sinh ra Krishna, hiện thân lần thứ tám của Vishnu. Thế kỉ 12 SCN, The Philippe de Montebello Years, The Metropolitan Museum of Art, New York. Licensor: Julia Manzerova (CC BY-ND 2.0)

 

79

Hlnh 77. Manasa. nữ thần rắn Nữ thần rắn này đang cầm một con rắn trên tay. Phía sau nàng là một con rắn hổ mang bảy đầu. Thế kỉ 20. Nghệ thuật Bengali, Ấn Độ.

83

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *