Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần Cuối)

Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần Cuối)

IV. Sự Nổi Lên và Sụp Đổ của Tôn Giáo Ba-by-lôn

B. Con Đại Dâm Phụ và Ba-by-lôn Lớn

Kinh Thánh nói tiên tri về sự phán xét sẽ được đưa ra đối với ‘đại kỹ nữ’ (Khải Huyền 17:1) và sự huỷ diệt ‘Ba-by-lôn lớn’ (Khải Huyền 18:2) trong Khải Huyền chương 17 và 18. ‘Ba-by-lôn lớn’ là tên được viết trên trán của ‘đại kỹ nữ’ (Khải Huyền 17:5), và cả hai đều có cùng bản chất. Theo Khải Huyền từ chương 13 đến 18, Ba-by-lôn lớn nói về hai hệ thống là hệ thống tôn giáo (Khải Huyền 13:11-18) và hệ thống kinh tế chính trị (Khải Huyền 13:1-10).

Đại kỹ nữ (Ba-by-lôn lớn) mang ý nghĩa hệ thống tôn giáo chỉ về Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo. Thành phố Ba-by-lôn cổ xưa đầy dẫy sự kết hợp các nền văn hoá và thờ thần tượng. Thành phố này có 108 đền thờ thần tượng, khoảng 600 nơi thờ phượng thần trên trời, khoảng 660 bàn thờ tà thần, v.v… Trong môi trường này, các tôn giáo Ba-by-lôn được bắt đầu là một tôn giáo hỗn hợp.

Vị thần phổ biến nhất của tôn giáo Ba-by-lôn là nữ thần Sơ-mi-ra-mít. Nàng được ca ngợi trong tất cả các tôn giáo trên thế giới như nữ thần đầy lòng nhân từ, nữ thần cầu thay, nữ thần hoà bình, nữ thần phước hạnh, nữ thần của sự trù phú. Nàng đem đến triết học và chủ nghĩa nhân đạo Hy-lạp trong hoạt động học thuật thế tục. Vào các thời kỳ cuối cùng, nàng hoá trang thành người đề xướng các vấn để hoà bình và đại đoàn kết thế giới; nàng thâm nhập vào Cơ Đốc giáo với tất cả các tôn giáo và ý tưởng trên thế giới, và làm cho Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo xuất hiện.

Khải Huyền chương 17 và 18 đã nói tiên tri rằng Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, xuất hiện vào các thời kỳ cuối rốt, sẽ tái thiết lập hình thức tôn giáo Ba-by-lôn hỗn hợp này. Cho dù những người theo Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo nói rằng họ phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng thực tế họ phục vụ các thần tượng nhiều hơn. Hơn nữa, họ công nhận tất cả các thần của các tôn giáo khác là một Chúa. Kinh Thánh mô tả rằng: người nào làm như vậy là một ‘kỹ nữ’.

‘Kỵ nữ’ là một cách diễn đạt nói về một phụ nữ ham muốn một người đàn ông khác thậm chí cô đã có chồng (Rô-ma 7:3). Trong Kinh Thánh, ‘người nữ’ về nghĩa bóng nói về Cơ Đốc Nhân, và ‘người chồng’ nói về Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 25:1-10; Gia-cơ 4:4; Khải Huyền 21:9). Nói cách khác, từ ‘kỵ nữ’ không chỉ về một người không tin Chúa, nhưng từ này chỉ về một Cơ Đốc Nhân mà người này đã xưng nhận phục phụ Chúa Giê-su là chồng, nhưng cùng một lúc lại yêu và thờ phượng các thần khác nhiều hơn.

Theo ý nghĩa này, Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo là một hệ thống ghớm ghiếc, tự nguy trang thành tân nương của Chúa Giê-su. Đó là lý do tại sao sứ đồ Giăng mô tả nó như một ‘người nữ’ (Khải Huyền 17:3, 6,7,9,18), ‘con kỹ nữ’ (Khải Huyền 17:15-16), ‘đại kỹ nữ’ (Khải Huyền 17:1), ‘mẹ của các kỹ nữ và những điều ghê tởm trên thế giới’, ‘nữ vương’ (Khải Huyền 18:7), v.v…

Bên trong Cơ Đốc giáo, những người theo Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo xưng rằng Chúa Giê-su là Cứu Chúa, nhưng đồng thời họ cũng nói rằng có sự cứu rỗi trong các tôn giáo khác. Làm như vậy, họ đã làm mất chất và bóp méo Phúc âm. Mặc dù họ thuộc các nhóm Cơ Đốc Nhân, nhưng họ làm méo mó thần học về Chúa Giê-su là Cứu Chúa, dám từ chối cốt lõi của mục vụ cứu rỗi của Chúa Giê-su, và khước từ Ngài cách hoàn toàn. Vì vậy, nói cách nghiêm khắc, họ không phải là con cái của Đức Chúa Trời.

Những người theo Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo bắt chước Cơ Đốc giáo bằng cách uống chén rượu tượng trưng cho dòng huyết báu của Chúa Giê-su, nhưng trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, chén rượu này là ‘chén rượu của cơn thạnh nộ mãnh liệt của Ngài’ (Khải Huyền 16:19). Nguyên nhân chén họ uống là chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời là vì họ đã pha trộn sự dạy dỗ của các tôn giáo khác với sứ điệp về dòng huyết báu của Chúa Giê- su. Chúa Giê-su đã nói tiên tri cách rõ ràng rằng Ngài sẽ giáng tai hoạ trên ‘chén rượu nó (Ba-by-lôn lớn) đã pha’ (Khải Huyền 18:6). Các cư dân trên đất là những người không có tên trong sách sự sống từ buổi sáng thế sẽ nhận ‘chén nó đã pha’ (Khải Huyền 17:8).

Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo là tôn giáo Sa-tan cuối cùng, và chắc chắn sự xuất hiện của nó được định sẵn hầu cho Sáng Thế 3:15 có thể được ứng nghiệm. Vì sự xuất hiện của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, các con cái của Đức Chúa Trời sẽ kinh nghiệm những sự thử thách gay go không thể diễn tả được (Ma-thi-ơ 24:9-12), nhưng khi thời gian đã định đến, Sa-tan và những con cái của hắn chắc chắn sẽ bị quăn vào địa ngục đời đời (Khải Huyền 20:10, 14-15; 21:8).

Ngoài ra, Ba-by-lôn lớn cũng chỉ về hệ thống kinh tế chính trị bị ảnh hưởng bởi Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo. Sứ đồ Giăng đã nói tiên tri rằng các vua của thế gian (Khải Huyền 17:2) đã phạm tội tà dâm với nó (tức là phục vụ Sa-tan), và các cư dân trên đất (tức những người ngoại giáo) cũng say vì rượu gian dâm của nó (tức những sự dạy dỗ của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, Khải Huyền 17:2). Cũng có lời chép rằng “Các thương gia thế giới đã nhờ sự quá xa xỉ của nó mà làm giàu!” (Khải Huyền 18:3). Ba-by-lôn lớn là sức mạnh vững chắc của Sa-tan ảnh hưởng và thống trị mọi lĩnh vực của thế giới – chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, v.v…

Đặc biệt, hệ thống Tư bản chủ nghĩa, tức hệ thống sản xuất ra Chủ nghĩa tôn thờ tiền bạc, là lực lượng chủ yếu của Ba-by-lôn lớn. Những yếu tố cấu thành hệ thống Chủ nghĩa tư bản như tài chính, chính trị, kinh tế, công nghệ thông tin, v.v… đều được phát triền và có nguồn gốc từ nền văn minh Lưu Vực Lưỡng Hà (Mesopotamia). Hệ thống chính trị tập trung với Nim-rốt là nhân vật chủ chốt, hệ thống tài chính bao gồm các cửa hàng cầm đồ và việc cho vay nặng lãi, v.v…(Ê-xê-chi-ên 18:8-17; Xuất hành 22:25; Thánh thi 15:1), các sách luật, toán học, khoa học, v.v…, tất cả các mô hình và yếu tố này, cần thiết cho việc xây dựng hệ thống Tư bản chủ nghĩa, đều được bắt đầu ở Ba-by-lôn. Kể cả Chủ nghĩa cộng sản, một hệ thống Chủ nghĩa đế quốc trong đó một nước giàu có và quyền lực thống trị và thực dân hoá các nước nhỏ lân cận, tất cả các hệ thống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, luật pháp hiện đại của nhân loại đều được xây dựng trên nền văn minh Lưu Vực Lưỡng Hà của Ba-by- lôn, là một nền văn minh của Sa-tan.

Những hệ thống này có bản chất gian ác, nhưng Đức Chúa Trời đã cho phép chúng tồn tại tạm thời như những công cụ làm ứng nghiệm kế hoạch cứu rỗi vĩ đại của Ngài được công bố trong Sáng thế 3:15. Vì Chúa Giê-su là Chủ của lịch sử nhân loại. Ngài đã bắt đầu nó và sẽ kết thúc nó, tất cả những sự kiện lịch sử đều xảy ra dưới sự kiểm soát cách hoàn toàn của Chúa Giê-su (Khải Huyền 1:18). Các con cái của Đức Chúa Trời là công dân của Vương quốc thiên đàng (Phi-líp 3:20) nhưng họ chỉ sống cách tạm thời trong thế giới này như những khách lạ và kẻ lưu lạc (1 Phi-e-rơ 2:11). sống trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa này, họ tham gia vào chương trình cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa Trời, vì thế đôi khi họ được lợi ích và nể trọng, hoặc đôi khi họ bị ghen ghét, loại ra ngoài, và bị bắt bớ bởi hệ thống này.

Sự huỷ diệt của Ba-by-lôn lớn đã được báo trước sẽ xảy ra vào thời kỳ cuối của bảy năm Đại Nạn, ngay trước khi Chúa Giê-su ngự xuống thế gian lần hai (Khải Huyền 19:11-16). Khi Chúa Giê-su đến, Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo và tất cả các hệ thống trên thế gian đều sụp đổ. Khi ‘Ba-by-lôn lớn’ kiên cố, ‘đại kỹ nữ’, hoặc ‘nữ vương’ này (Khải Huyền 18:7; Giê-rê-mi 7:18; 44:17-19) đổ xuống, các vua trên đất và các thương gia là những kẻ phạm tội tà dâm và chung hưởng xa hoa với nó sẽ khóc lóc than vãn về nó (Khải Huyền 18:9-11). Tất cả các hệ thống Tư bản chủ nghĩa và đặc biệt các thị trường chứng khoán và tài chính phụ thuộc vi tính sẽ sụp đổ ngay tức khắc. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su phán với các Cơ Đốc Nhân rằng: ”Dân ta ơi, hãy ra khỏi Ba-by- lôn Để các con không can dự vào tội lỗi nó và nhận lấy tai họa với nó chăng” (Khải Huyền 18:4).

Tôn giáo Ba-by-lôn đã được thiết lập về phương diện thuộc linh là Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, và về phương diện xã hội là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa tôn thờ tiền bạc trong lịch sử nhân loại cho đến nay sau khi nó trải qua nhiều hình thức tôn giáo khác nhau. Khoảng 6.000 năm đã trôi qua kể từ khi Đức Chúa Trời nói tiên tri trong Sáng thế 3:15 rằng sẽ có một cuộc chiến giữa dòng dõi người nữ và dòng dõi Sa-tan. Sự trở lại lần hai của Chúa Giê-su hiện đang rất gần, và sau đó Vương quốc một nghìn năm sẽ tiếp tục (Khải Huyền 20:1-10). Và vào kỳ cuối cùng của thế giới, Sa-tan và những kẻ theo hắn sẽ cùng nhau đi vào địa ngục (Khải Huyền 20:10, 14-15; 21:8), và các con cái của Đức Chúa Trời sẽ bước vào trời mới đất mới (Khải Huyền 21:1-7). Sau sự sa ngã của A-đam, sự phục hồi trời mới đất mới đã được lên kế hoạch thực hiện trong thời gian 7.000 năm. Và trong thời gian 7.000 năm này, 6.000 năm hầu như đã trôi qua.

Sa-tan ý thức rằng thời gian của hắn sắp hết (Khải Huyền 12:12). Vì vậy, hắn đã có một sự nỗ lực cuối cùng để tấn công Phúc âm sự sống qua dòng dõi người nữ. Ngày nay, Chủ nghĩa, đa nguyên tôn giáo là lực lượng mang tính huỷ diệt nhiều nhất của Sa-tan; họ là những nhóm người có sức ảnh hưởng nhiều nhất, thâm nhập nhiều nhất, sức thuyết phục nhiều nhất và nổi tiếng nhất. Nhưng hầu hết các Cơ Đốc Nhân không ý thức được hoặc không nhận ra rằng Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo đã thâm nhập vào Cơ Đốc giáo.

Qua bài giảng trên núi Ô-liu (Ma-thi-ơ 24:3-25:46), Chúa Giê-su đã nói tiên tri về nhiều dấu hiệu của những thời kỳ cuối cùng nhằm trang bị cho các Cơ Đốc Nhân đang sống ở thời kỳ sau rốt có được sự sáng suốt thuộc linh. Chúa Giê-su không bao giờ thất bại trong việc làm ứng nghiệm những gì Ngài đã dự kiến và báo trước (Gióp 42:2; Khải Huyền 17:17). Chúng ta đang sống trong thời điểm lời tiên tri này đang được ứng nghiệm. Vì vậy, khi chúng ta nhìn vào các môi trường thần học, Kinh Thánh, xã hội, văn hoá và chính trị với sự khôn ngoan và sáng suốt thuộc linh, chúng ta nhất định có thể phân biệt được các dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng (Ma-thi-ơ 16:1-4), và chuẩn bị cho sự trở lại lần hai của Chúa Giê-su.

Cho dầu, thế giới có dần dần trở nên tối tăm (Ma-thi- ơ 24:6-13), có lời tiên tri rằng: Dưới điều kiện xấu như thế này, Phúc âm của Chúa Giê-su sẽ được rao giảng cho toàn thế giới như một lời chứng cho mọi dân tộc (Ma-thi-ơ 24:14). Sự kiện này đang được diễn ra ngay lúc này. Hiện nay, nhiều Hội Thánh Tin lành trên thế giới đang không ngừng nghỉ truyền giảng cho những nhóm người chưa được chạm đến, chưa được nghe Phúc âm. Tôi cầu nguyện rằng các độc giả của quyển sách này sẽ trở thành những người được phước tham gia vào mục vụ thu hoạch của Phúc âm vào thời kỳ cuối cùng này, và không bị cám dỗ bởi những sự dạy dỗ phổ biến của những người theo Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo.

V. Kết Luận

Các tôn giáo không xuất hiện cách ngẫu nhiên. Đức Chúa Trời đã báo trước điều đó, sau khi thiên sứ trưởng Lu-si-phe sa ngã (I-sa 14:12-15; Ê-xê-chi-ên 28:15-19) và A-đam phạm tội (Sáng Thế 3:6), sẽ có các tôn giáo thờ phượng Sa-tan (Sáng Thế 3:15). Như đã được báo trước, các tôn giáo của Sa-tan được truyền bá trên toàn thế giới và nô dịch hoá nhiều người. Thậm chí cả những người được chọn làm con cái của Đức Chúa Trời cũng bị bắt phục và thờ phượng Sa-tan.

Tuy nhiên, đây là những gì Đức Chúa Trời cho phép xảy ra. Đức Chúa Trời cho phép con cái của Ngài tin vào những tôn giáo ma quỷ này và chịu khổ trong tay của các quỷ sứ một thời gian. Khi thời gian đã định xảy đến, con cái của Đức Chúa Trời sẽ được nghe Tin Lành và được cứu (Giăng 3:16). Những người đã được giải phóng khỏi ách tôi mọi qua quá trình này sẽ xúc động sâu sắc bởi ân điển cứu rỗi của Đức Chúa Trời, và hơn thế nữa, họ sẽ có thể hiểu được mục đích sáng tạo và tôn vinh hiển Đức Chúa Trời.

Điều căn bản ở đây là giúp con cái của Đức Chúa Trời hiểu được mục đích của tạo hoá. Lu-si-phe đã bất tuân, và A-đam không vâng theo mục đích của tạo hoá là chỉ thờ phượng một mình Đức Chúa Trời mà thôi. Kết quả là Lu-si-phe bị định phải xuống địa ngục, hồ lửa đời đời, nhưng A-đam, con của Đức Chúa Trời, sẽ được cứu, được định trong Sáng Thế 3:15. Để phục hồi A-đam như đã được định sẵn, Con của Đức Chúa Trời đã đến thế gian và đổ huyết trên thập tự giá để cứu nhân loại và dạy dỗ họ mục đích của tạo hoá.

Những người được cứu sẽ hết lòng biết ơn về điều này. Bên cạnh đó, họ sẽ tiếp nhận mục đích tạo hoá cách sâu sắc trong lòng, và ngoài ra, họ bây giờ sẽ quyết định vâng theo mục đích của tạo hoá mãi mãi. Để đi đến quyết định này, về phần những kẻ được cứu, Đức Chúa Trời đã định cho A-đam được phép phạm tội chống lại mục đích tạo hoá, đặt con người tội lỗi vào chiều hướng thời gian, và cho phép loài người trải qua thời gian huấn luyện 7.000 năm (liên quan đến ‘chương trình cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa Trời’). Đối với con người, 7.000 năm này là một khoảng thời gian dài. Nhưng đối với Đức Chúa Trời là Đấng bất diệt, những năm này chỉ là một điểm thời gian (Thánh thi 90:4; 1 Phê-rơ 3:8).

Trong sự huấn luyện này, Con của Đức Chúa Trời đã nhập thể và trả một giá vô cùng đắt. Loài người phải trải qua nhiều thử thách, nhưng Con của Đức Chúa Trời cũng chịu khổ rất nhiều. Qua sự huấn luyện này, loài người sẽ không bao giờ xem nhẹ mục đích tạo hoá của Đức Chúa Trời. Khi sự huấn luyện này kết thúc và chúng ta một lần nữa bước vào sự vĩnh cửu để sống với Đức Chúa Trời, tất cả tạo vật sẽ luôn luôn ghi nhớ ý nghĩa của mục đích tạo hoá và tuân theo mục đích sáng tạo của Đức Chúa Trời.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *