Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 2)
II. Phong Trào Thời Đại Mới
Tôn giáo Ba-by-lôn tiếp tục xuất hiện trong Phong trào Thời Đại Mới ngày hôm nay. Phong trào này đang tìm kiếm một trật tự mới với con người là trung tâm trong chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng và tôn giáo, và nó loại bỏ những trật tự truyền thống hiện tại. Trước Phong trào Thời Đại Mới, xã hội phương Tây đã từng duy trì những giá trị bảo thủ với Cơ Đốc giáo là trung tâm trong một thời gian dài, và nó từng loại bỏ các tôn giáo khác cùng với những giá trị trần tục chống lại những giá trị Cơ Đốc. Ngược lại, Phong trào Thời Đại Mới tích cực tiếp nhận tinh thần của các tôn giáo thờ nhiều hình tượng khác nhau.
Những người theo Phong trào Thời Đại Mới tin vào Thuyết phím thần, niềm tin rằng tất cả mọi thứ có thể trở thành thần. Theo họ, chúa không phải là một thực thể có cá tính. Họ tin rằng chính vũ trụ mà chúng ta đang sống là chúa. Vì vậy, họ cho rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới rốt cục tin vào một chúa, và họ ủng hộ sự hoà hợp các niềm tin và sự hội tụ của các tôn giáo. Ngoài ra, họ tin rằng: Vì con người là một phần của vũ trụ nên họ có thể trở thành những vị thần bằng cách giải phóng chính họ khỏi thế giới này (niết bàn) qua sự huấn luyện thuộc linh. Vì thế, họ theo đuổi nhiều hoạt động tôn giáo Sa-tan khác nhau như ngồi thiền (Phật giáo), thiền định và dô-ga (Ân Độ giáo), phép tử vi, thuyết thần bí, v.v…
Những người theo Phong trào Thời Đại Mới không tin rằng phong trào này là một tôn giáo, vì vậy họ không đòi hỏi một nơi riêng biệt để thờ tự hoặc các lễ nghi. Nhưng trong mỗi lĩnh vực của cuộc sống, họ theo đuổi những giá trị của thời đại mới, và họ truyền bá những giá trị này trên khắp thế giới, với mục đích làm thay đổi trật tự thế giới. Nhiều tổ chức trên thế giới vận hành những chủ trương ủng hộ Phong trào Thời Đại Mới. Cụ thể là trong vòng họ, Hội triết học thần bí cung cấp nền tảng học thuật cho Phong trào Thời Đại Mới. Thêm vào đó, các nguyên tắc thuộc linh từ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Xích giáo, phái Hồi giáo mật tông, và tương tự đóng một vai trò then chốt trong phong trào này. Khi chúng ta xem xét những hoạt động và biểu tượng của họ, chúng ta có thể tìm thấy những bằng chủng thể hiện bản chất thật của Phong trào Thời Đại Mới là tôn giáo Ba-by-lôn của Sa-tan.
A. Phong Trào Học Thuật Thời Đại Mới
Vào năm 1875, dưới sự dẫn dắt của một phụ nữ Nga tên Petrovna Blavatsky (1831-1891), Hội triết học thần bí được thành lập. Hội này được biết đến vì nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến phong trào này trong giới học thuật. Thuật ngữ Triết học thần bí’ là một từ ghép của hai từ Hy-lạp ‘theo’ (nghĩa là: thần) và ‘sophy’ (nghĩa là: sự khôn ngoan). Nó đã hợp nhất tất cả các tôn giáo bao gồm các tôn giáo vào thời cổ đại dưới một tên gọi chung là Triết học thần bí’, và nó theo đuổi tình anh em quốc tế. Nó công bố rằng tất cả các tôn giáo về cơ bản là một, không có gì khác nhau. Hội này tin rằng chỉ có một chúa trong thế giới này dù người ta gọi ngài bằng nhiều tên khác nhau. Sự đa dạng trong kinh nghiệm gặp chúa cơ bản phụ thuộc vào tưng cá nhân và các đặc điểm văn hoá.
Chúng ta có thể thấy rằng Hội triết học thần bí có nguồn gốc sâu xa tu tôn giáo Ba-by-lôn bằng cách nhìn vào lô-gô của nó. Có một con rắn, biểu tượng của Sa-tan, trên lô-gô, cùng với một ngôi sao, biểu tượng của thuật đoán số tử vi. Giữa đầu và đuôi con rắn là hình chữ vạn (#3), một biểu tượng được dùng trong Ấn Độ giáo và Phật giáo. Đây là một kí tự tượng trứng cho phước hạnh và may mắn, và nó cũng là biểu tượng của Đức quốc xã ở Đức. Ngoài ra, phía trên của lô-gô, người ta đặt kí tự # (ôm), một loại thần chú được dùng trong Ấn Độ giáo từ thời cổ xưa.
Nếu chúng ta tìm đọc trang web của hội, chúng ta sẽ thấy những lời giải thích mang tính hình thức được thêm vào trong những biểu tượng bẩn thỉu này. Họ đồng nhất hoá biểu tượng # (ôm), chỉ là một câu thần chú, với Lời Chúa trong Giăng 1:1, và họ xem Cơ Đốc giáo chỉ là một phần của các tôn giáo trên thế giới. Họ xem Đức Chúa Trời ba ngôi ngang bằng với ba vị thần của Ấn Độ giáo – Shiva, Vishnu, và Brahma. Hội này đầy dẫy sự kết hợp các yếu tố của Sa-tan.
Hình 108. Hội Triết Học Thần Bí Lô-gô của trang web của Hội triết học thần bí có trụ sở tại Ấn Độ ts-adyar.org
Họ tin rằng: Vì bản thân vũ trụ này là chúa, là thành viên của vũ trụ, mỗi con người đều có thần tính. Điều thách thức là làm thế nào để vực dậy thần tính này trong con người, và để làm được như thế, Hội triết học thần bí đã chú ý đến tất cả các thuyết thần bí trong các văn hoá từ Đông sang Tây. Các hoạt động niệm thần chú, dô-ga, thiền định, phép đoán số tử vi, thuật giả kim, chủ nghĩa thần bí, v.v…đều gây hứng thú cho họ. Như chúng ta thấy trong những hình bên dưới, các tư tưởng chứa đựng trong những thuyết thần bí và thuật luyện kim thuộc về tôn giáo Ba-by-lôn. Chung đầy dẫy những hình ảnh dơ bẩn của tôn giáo Ba-by-lôn như mặt trời mặt trăng, ngôi sao con rồng con rắn, V V… Hội triết học thần bí đã đào bới những giáo lý của các chủ nghĩa thần bí phương Đông và phương Tây Chúng đơn giản chỉ là những câu thần chú và bùa ngải nhưng họ mạc cho chúng những ý nghĩa mới nhằm lừa dối và xúi giục người ta thờ phượng Sa-tan.
Hình 109. Triết học thần bí và thuật giả kimTheosophische Darstellung zur Alchemie, p.188, Chem.23 (Leonhardt Thurneysser zum Thum, 1574). S#chsische Landesbibliothek – Staats- und Universit#tsbibliothek Dresden. Courtesy of Deutsche Fotothek.
Hình 110. Triết học thần bí và thuật giả kim Theosophische Darstellung zur Alchemie, p.142, Chem. 1235-2( Roman us, Grataroli, Guglielmo & Morienus, 1610).
s#chsische Landesbibliothek – Staats- und Universit#tsbibliothek Dresden. Courtesy of Deutsche Fotothek
Hình 111. Triết học thần bí và thuật giả kimThuật luyện kim là một thuyết thần bí bắt đầu ở Trung Đông và Châu Âu. Nó dùng phương pháp chiêm tinh và thần chú để biến đồ vật thành vàng hoặc thuốc trường sinh bất lão.Theosophische Darstellung zur Alchemie, p.396, Chem,360(1678). S#chsische Landesbibliothek – Staats- und Universit#tsbibliothek Dresden.
Như đã được đề cập ở trên, thuật ngữ ‘triết học thần bí’ là một từ ghép của hai từ Hy-lạp ‘theo’ (thần) và ‘sophy’ (sự khôn ngoan). Những người theo Hội triết học thần bí công bố rằng thuật ngữ này đồng nghĩa với cụm từ ‘sự khôn ngoan huyền bí của Đức Chúa Trời’ trong 1Cô-rinh- tô 2:6-7. Ngược lại, ‘sự huyền bí của Đức Chúa Trời’ mà sứ đồ Phao-lô nói trong 1 Cô-rinh-tô liên quan đến chương trình cứu rỗi vĩ đại của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế 3:15, tức là sứ mạng cứu rỗi nhân loại qua cây thập tự của Chúa Giê-su và việc giảng Tin Lành đến các dân ngoại (chủ đề này sẽ được thảo luận chi tiết theo tiến trình phát triển của bài viết này). Nhưng những người của thời đại mới đã không thể hiểu được ý nghĩa thuộc linh sâu nhiệm này nên đã trích dẫn cách rời rạc các câu Kinh Thánh và sử dụng chúng để làm đẹp các tôn giáo thờ hình tượng, và kết quả là họ làm mờ nhạt và bóp méo sứ điệp về dòng huyết báu của Chúa Giê-su.
Những sứ điệp sai trật này của Phong trào Thời Đại Mới đang trở nên ngày càng phổ biến giữa những người nam và nữ hiện đại và họ bị chúng lừa dối. Chúng đang được truyền bá cách nhanh chóng trong mọi lĩnh vực văn hoá và xã hội ngày nay. Vì những sứ điệp này ủng hộ sự hài hoà và bình đẳng giữa các niềm tin nên chúng được chào đón và ca ngợi giữa những người theo thế tục. Vì bầu không khí này đang ngự trị trong xã hội hiện đại, nếu các Cơ Đốc Nhân không được trang bị thuộc linh bằng Lời Chúa, thì họ sẽ càng gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt các thần tượng của Phong trào Thời Đại Mới đến với họ cách lén lút qua nền văn hoá trần tục.
bấy lâu nay con không biết Ngài, không thờ phượng Ngài và hôm nay con biết con là người có tội, cảm ơn CHÚA đã yêu con, chết trên thập tự giá để chuộc tội cho con. Giờ đây con tuyên bố con tin nhận CHÚA làm cứu Chúa của cuộc đời con, xin ghi tên con vào sổ sự sống đời đời con cảm ơn Chúa, con cầu nguyện nhân danh chúa Giê-xu Christ Amen!
LIÊN HỆ NHÀ THỜ