Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 6)

Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan

Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 6)

III. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn trên Đế Quốc La Mã

C. Mặt Trời, Mặt Trăng, và Ngôi Sao Trong Hội Thánh Công Giáo La-mã

Nguyên nhân của việc truyền bá Cơ Đốc giáo cho người Rô-ma là tốt, nhưng tư tưởng thờ phượng Ma-ry, nghĩa là đội cho Cơ Đốc giáo bộ mặt của tôn giáo Ba- by-lôn, là một hành động bản xứ hoá hơn là hoàn cảnh hoá. Và kết quả của việc bản xứ hoá đó là màu sắc của tôn giáo Ba-by-lôn đã ngấm vào Hội Thánh Công giáo La-mã và Hội Thánh Chính Thống Hy-lạp cách mạnh mẽ, Hội Thánh Chính Thống Hy-lạp là Hội Thánh đã tách khỏi Giáo hội Công giáo. Đặc biệt, các tượng của Ma-ry được trang trí với hình mặt trời, mặt trăng, và ngôi sao, và biểu tượng này của Ba-by-lôn được tạo ra và xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là những trường hợp điển hình của sự bản địa hoá này.

Ở Olomouc, nước Czech, để kỉ niệm sự đánh bại Cái Chết Đen (bệnh dịch hạch), người ta đã xây dựng một Trụ tượng đài dịch lệ Ma-ry (Marian Plague Column). Trên trụ tượng đài, tượng hài nhi Giê-su có trang trí hình mặt trời trên đầu, và tượng Ma-ry đội vương miện có trang trí hình ngôi sao và đứng trên một trăng lưỡi liềm. Chân tượng đài đạp trên con rắn biểu tượng của ma quỷ. Điều này có nghĩa là Ma-ry đánh bại các tai họa và các sự rủa sả giống như Cái Chết Đen làm khổ sở nhân loại. Một sự quan sát thú vị nữa là: Trong khi họ đặt một điều cấm kị trên con rắn biểu tượng của ma quỷ, nhưng họ lại khuếch trương các hình ảnh của ba vị thần của Ba-by- lôn – Sơ-mi-ra-mít, Tham-mút, vả Nim-rốt. Hội Thánh Công giáo La-mã đã hăng hái tiếp nhận Sơ-mi-ra-mít nhằm phát triển giáo dân, và kết quả của sự nỗ lực của họ được thể hiện trên những tượng đài này cách cụ thể.

38

Hình 32, 33. . Trụ Tượng Đài Dịch Lệ Ma-ry

Tượng đặt tại Olomouc, nước Czech. Tượng Ma-ry trên đỉnh của trụ đang đứng trên một trăng lưỡi liềm, đội một vương miện có trang trí hình ngôi sao, và trụ tượng mang hình một con rồng đang uốn lượn.

A.D. 1716-1723. Dolni namesti (Lower square), Olomouc, Czech.

Licensor: Michal Ma#as (CC BY-SA 2.5).

Chúng ta hãy xem xét một số ví dụ nữa. Ở chóp tháp của nhả thờ Kostel Panny Marie Pred Tynem (Thánh đường ‘Quí Bà của Chúng Tôi’ ở phía trước Týnin), tại Prague, nước Czech có một tượng Ma-ry trang trí bằng vàng. Phía sau tượng được bao bọc bởi những tia sáng mặt trời. Thân tượng được trang trí với những ngôi sao. Và giống với các tượng Ma-ry khác, tượng Ma-ry này đứng trên một trăng lưỡi liềm – một kiểu mẫu điển hình. Bên cạnh đó, có những tượng Ma-ry tương tự ở Châu Âu và các vùng khác mà chúng ta có thể thường thấy. Như chúng ta nhìn thấy trong các tranh bên dưới như: ‘Mariens#ule (Trụ tượng Ma-ry)’ tại Marienplatz ở Munich nước Đức, The Immaculata, The Plague Pillar’ (Đức Mẹ Vô Tội và Trụ Dịch Lệ), một trụ tượng Ma-ry ở Kosice, Slovakia, ‘Ave Regina Pads’ một tượng Ma-ry tại thánh đường Di Santa Maria Maggiore, v.v… Chúng ta tìm thấy mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao là những thần tượng của tôn giáo Ba-by- lôn được hoà lẫn với tượng Ma-ry. Có vô số các tượng Ma-ry chẳng hạn như tại Czech, Đức, Slovakia, và các nước khác ở Châu Âu, hầu hết các tượng đều được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

39

Hình. 34. Kostel Panny Marie Pred Tynem Tượng Ma-ry trên chóp tháp của Thánh Đường ‘Quí Bà của Chúng Tôi phía trước Týn, tại Prague, Czech. Họ đã nấu chảy những  chiếc ly lớn bằng vàng để tạo những hình trang trí mặt trăng, ngôi sao, và mặt trời xung quanh tượng.

Thế kỉ 14 SCN.. Prague, Czech. Licensor: w. Rebel (CC BY 3.0).

40

Hình 35. Một tranh minh hoạ trong Kinh Thánh của người Đức Ma-ry đang bồng hài nhi Giê-su đứng trên một mặt trâng lưỡi liềm. Kinh Thánh tiếng Đức (bản dịch vô danh).

41

Hình 36. Trụ Tượng Ma-ry (Mariens#ule)

Trụ tượng cao 11 mét tại Marinplatz (Marian Plaza) Munich, nước Đức. Một tượng đài kỷ niệm chiến thắng của Đức trước Thụy Điển vào năm 1638, có tượng Ma-ry đứng trên trăng lưỡi liềm.

1638, Munich, Đức. Licensor ‘ CavinB (CC BY-ND 2.0).

42

Hình 37. Tượng Đức Mẹ Vô Tội và Dịch Lệ

Toạ lạc tại Kosice, Slovakia đây là một trụ tượng cao 14 mét. trên đỉnh trụ là tượng Ma- ry với một chân đạp trên một con rắn và chân kia đạp trên trăng lưỡi liềm. Phía trên đỉnh đầu Ma-ry là các ngôi sao. 1723. Hlavná ulica (Main Street), Koice, Slovakia. Licensor : Marian Gladls (CC BY-SA 3.0).

43

Hình 38. Ave Regina Pads Một tượng Ma-ry với hình trang trí ngôi sao trên đỉnh đầu, toạ lạc tại Thánh đường Di Santa Maria Maggíore, Rô-ma, Italy. 20th century A. D Guido Gain. Basilica Dl Santa Maria Maggiore, Rome, Italy. Licensor: Fernando Nunes – xiquinhosilva (CC BY2.0).

Không chỉ trên các tượng Ma-ry mà còn trên những toà thánh nổi tiếng của Công Giáo La-mã, chúng ta có thể tìm thấy các hình trang trí mặt trời, mặt trăng, và ngôi sao. Thánh đường San Pietro, một trong những nhà thờ lớn nổi tiếng của Công Giáo La-mã, có một mái vòm trung tâm được thiết kế bởi Michelangelo với nguồn cảm hứng từ Pantheon, một đền thờ ngoại bang. Pantheon là một đền thờ được xây dựng vào năm 27 SCN dùng để dâng tế lễ cho các thần của núi Olympus, trong thần thoại của người Hy-lạp và La-mã. Mái vòm trung tâm của đền thờ tượng trưng cho mặt trời. Mái vòm của Thánh đường San Pietro phản ánh điều này, mặt trời và các ngôi sao được vẽ trên trần của mái vòm.

Và ngay phía bên dưới, trên trần nhà của Baldacchino là một bức tranh tượng trưng cho mặt trời. Baldacchino là một mái che của bàn thờ dành cho Đức Giáo Hoàng, và người ta cho là nó được xây dựng trên mộ của Phê- rơ. Đây là một nỗ lực có ý nghĩa tượng trưng cho sự thống nhất quyền lực của Đức Giáo Hoàng với mặt trời, và là sự tiếp nhận cách thiếu sáng suốt truyền thống thờ phượng mặt trời của các tôn giáo ngoại bang.

Ngoài ra, Baldacchino thể hiện sự tiến lên của một con rồng đang uốn lượn. Các cột khắc hình rồng của Baldacchino có thể dễ dàng tìm thấy không chỉ ở Thánh đường San Pietro nhưng còn ở các nhà thờ lớn khác. Chủng là sự tiếp thu tư tưởng thờ phượng con rồng từ các tôn giáo ngoại bang phương Đông khi hình tượng con rồng được chấp nhận như là một biểu tượng của quyền lực và sức mạnh.

44

Hình 39. Thánh Đường Assisi, Ma-ry và Chúa Giê-su Tác phẩm điêu khắc này được chạm phía trên lối vào mặt tiền
của Thánh đường
Assisi. Các trụ thể hiện hình mặt trăng, ngôi sao và con rồng uốn lượn được khắc chạm. Thế kỉ 11 SCN, Duomo di San Ruflno Assisi Cathedral, Assisi, Italy.

45

Hình 40. Nhà thờ lớn San Pietro, mái vòm trung tâm và trần nhà của Baldacchino. Các hình vẽ tượng trưng cho mặt trời. Thế kỉ 16 SCN, San Pietro Basilica. Vatican.

Licensor: Sarah Sampsel (CCBY-ND2.0).

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *