Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 5)

Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 5)

III. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn trên Đế Quốc La Mã

Đế quốc La-mã (63 TCN – 476 SCN) đã xâm chiếm toàn bộ Châu Âu (ngoại trừ nước Đức), vùng Trung Đông, và Bắc Phi gần 500 năm. Tôn giáo chính thức của Đế quốc La-mã không gì khác hơn là tôn giáo Ba-by-lôn. Trong suốt giai đoạn này, các Cơ Đốc Nhân giữ đức tin của họ trong những Hội Thánh nhóm lại trong hầm mộ dưới mặt đất (Catacomb), chịu đựng sự bắt bớ của Đế quốc La-mã, và mạo hiểm sự sống của họ. Được ảnh hưởng bởi người mẹ đã tin Chúa qua một Cơ Đốc Nhân từ Hội Thánh nhóm lại dưới lòng đất, Hoàng đế La-mã Công-xtăn-tin đã chính thức ban hành sắc lệnh công nhận Cơ Đốc Giáo là tôn giáo chính thức của Đế quốc vào năm 313 SCN.

35

Bản đồ. 3. Lãnh thổ lớn nhất của Đế quốc La-mã (Thế kỉ ISCN.)

Và năm Hội Thánh Quận của Cơ Đốc Giáo đầu tiên

A. Bản Xứ Hóa Của Cơ Đốc Giáo Đầu Tiên Và Tư Tưởng Thờ Phượng Ma-ry

Sau khi Cơ Đốc giáo được chính thức công nhận, sự ảnh hưởng của tôn giáo Ba-by-lôn không mất đi dễ dàng. Lý do người dân trong Đế quốc La-mã không thể chấp nhận Cơ Đốc giáo mặc dầu nó được công nhận trước công chúng là vì: Trước hết, tôn giáo Ba-by-lôn thờ phượng nữ thần, nhưng Cơ Đốc giáo không thờ phượng nữ thần. Tôn giáo Ba-by-lôn thờ phượng nữ thần mẹ nhiều hơn thần con trai. Ngược lại, Cơ Đốc giáo thờ phượng Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời. Vì vậy, đối với người dân của Đế quốc La-mã, Cơ Đốc giáo quá đối lập so với niềm tin của họ, vì thế thật khó cho họ chấp nhận Cơ Đốc giáo.

Vào thời gian đó, cả thế giới Cơ Đốc giáo chỉ có năm Hội Thánh Quận là Hội Thánh Rô-ma, Hội Thánh An-ti- ốt, Hội Thánh Công-xtăn-tin-nốp-bô ở Hy-lạp, Hội Thánh A-léch-xan-ria ở Ai-cập, và Hội Thánh Giê-ru-sa-lem. Trong số họ, Hội Thánh Rô-ma đã đưa ra một chủ trương. Chủ trương này được dẫn đầu bởi Au-gút-tin (354-430 SCN), thuộc Hội Thánh Rô-ma. Các nhà thần học đã phát minh ra ý tưởng thờ phượng Ma-ry. Họ nghĩ, nếu chúng ta có thể làm cho Ma-ry mẹ của Chúa Giê-su trở thành Sơ-mi-ra-mít và Chúa Giê-su thành Tham-mút, và làm cho mọi người tin vào điều này, như vậy nhiều người sẽ chấp nhận Cơ Đốc giáo.

36

Hình. 30. Sơ-mi-ra-mít và Tham-mút Kitto’s Illustrated Commentary, vol.iv. p.31.

Two Babylons(Alexander Hislop. Antioch, 1997, p.29 Requoted

37

Hình. 31. Mary và hài nhi Giê-su Madonna del Granduca, 1505, Raphael. Palazzo Pitti, Florence

Vì vấn đề này, các lãnh đạo của năm Hội Thánh Quận họp lại với nhau. Hội nghị đầu tiên thảo luận về Ma-ry là Giáo Hội Đồng Ê-phê-sô bao gồm 250 lãnh đạo từ các Hội Thánh tham dự vào năm 431 SCN. Tại hội đồng, Hội Thánh Rô-ma đã trình bày ‘lý thuyết về Ma-ry là mẹ thánh’ và ‘lý thuyết về sự đồng trinh vĩnh viễn của Ma-ry’ trong chương trình làm việc. Lúc đó, ngoại trừ những người từ Hội Thánh Rô-ma, tất cả các lãnh đạo từ bốn hội thánh quận còn lại đều không chấp nhận những ý tưởng sai Kinh Thánh và vô lí này.Tuy nhiên sau nhiều cuộc thương lượng một cách bền bỉ và bí mật của Hội Thánh Rô-ma, Giáo Hội Nghị lần thứ tư được triệu tập tại Cheo-sê-đon vào năm 451 SCN. 600 lãnh đạo từ các Hội Thánh đã tụ hợp và chính thức thông qua hai bản đề nghị này (Tham khảo chương 5, ‘Sự Thiết Lập Giáo Lý Ba Ngôi’).

Kể từ thời gian đó, chủ trương thờ phượng Ma-ry đã tác động mạnh đến toàn bộ thế giới Cơ Đốc. Bất cứ nơi nào quyền lực của Đế quốc La-mã chạm đến, thì Công giáo La-mã và tư tưởng thờ phượng Ma-ry cũng được truyền bá. Cũng giống như Công giáo La-mã, Hội Thánh Chính Thống Hy-lạp đã tiếp nhận tư tưởng thờ phượng Ma-ry cách xông xáo. Sau đó mãi cho đến năm 1517 SCN, Phong trào cải chánh giáo hội ra đời và Hội Thánh cải chánh từ chối thờ phượng Ma-ry và những tư tưởng vô lý có liên quan.Tuy nhiên, Hội Thánh Công giáo La- mã và Hội Thánh Chánh Thống giáo vẫn còn giữ tư tưởng thờ phượng Ma-ry cho đến hôm nay.

Đặc biệt, Hội Thánh Rô-ma phát triển xa hơn nữa tư tưởng thờ phượng Ma-ry trong thế kỉ 19. Vào năm 1854 SCN, Giáo Hoàng Phi-út IX trình bày tư tưởng ‘Ma-ry không bị nhiễm nguyên tội ngay lúc bà được hoài thai’ (‘Immaculate Conception of Mary’) và ‘Đức mẹ Ma-ry hoàn toàn vô tội’ (Perpetual Immaculacy of Mary), và vào năm 1950 SCN, Giáo Hoàng Phi-út XII trình bày tư tưởng ‘Đức mẹ Ma-ry về trời’. Cuối cùng tại Vatican II (Hội nghị Vatican lần hai 1962 – 1965 SCN), tư tưởng ‘Ma-ry là Vợ của Đức Chúa Cha’ được trình bày. Rõ ràng chúng ta có thể thấy rằng Cơ Đốc giáo ở Châu Âu đã bị ảnh hưởng nhiều đến thế nào bởi tôn giáo Ba-by-lôn khi nhìn vào quá trình này.

Để truyền bá Phúc Âm đến mọi người trên thế giới, điều quan trọng là phải trình bày nó cách khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh văn hoá mà không làm thay đổi bản chất của nó. Đây được gọi là ‘hoàn cảnh hoá’. Ví dụ, khi Cơ Đốc giáo đến Hàn Quốc, Hội Thánh khuyến khích các tín đồ tổ chức các buổi lễ kỉ niệm hàng năm dâng lên cho Đức Chúa Trời thay vì quỳ lạy các bậc cha mẹ đã khuất và dâng tế lễ cho họ trên bàn thờ tổ tiên. Vì vậy, họ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời trong sự tưởng nhớ cha mẹ của họ mà không phải thờ hình tượng. Đây là một ví dụ của hoàn cảnh hoá.

Nhưng khi hành động hoàn cảnh hoá đi đến cực điểm, nó sẽ trở thành hành động ‘bản xứ hoá’. Khi chúng ta bóp méo lời Chúa cách nhẹ nhàng, ví dụ như chúng ta nói: “Vì Đức Chúa Trời phán dạy chúng ta phải hiếu kính cha mẹ, nên không có vấn đề gì khi chúng ta thực hiện các tục lệ thờ cúng cha mẹ đã khuất”. Thực tế, điều này đồng nghĩa với việc cho phép thờ cúng thần tượng. Từ kết quả của việc bản xứ hoá, thậm chí cho dù Cơ Đốc nhân nỗ lực để truyền bá chân lý của Cơ Đốc giáo, họ kết thúc với việc chấp nhận văn hoá đời này và thực sự đánh mất sứ điệp trọng tâm của Phúc Âm. Việc Hội Thánh Rô-ma đem Sơ-mi-ra-mít và Tham-mút vào Cơ Đốc giáo có thể được xem là một trường hợp điển hình của việc bản xứ hoá.

B.Tại Sao Cơ Đốc Giáo Đầu Tiên Bị Bản Xứ Hoá?

Nếu chúng ta xem xét quá trình bản xứ hoá của Cơ Đốc giáo đầu tiên, dưới sự dẫn dắt của Hội Thánh Rô- ma, chúng ta có thể tìm thấy hai đặc điểm cơ bản của Cơ Đốc giáo đầu tiên.

Trước hết, các Cơ Đốc nhân đầu tiên vào lúc đó thiếu sự hiểu biết thuộc linh. Phần lớn Cơ Đốc nhân không có chút kiến thức gì về Kinh Thánh. Điều tồi tệ hơn là họ không có quyển Kinh Thánh đầy đủ như chúng ta có ngày hôm nay – Cựu Ước và Tân Ước. Tân Ước vẫn chưa được soạn thảo như một quyển sách trọn vẹn. Trong khi Cựu Ước ít nhất cũng đã được dịch ra tiếng Hy-lạp, nhưng nó không được các tín đồ đọc một cách rộng rãi. Quyển Cựu ước tiếng Hy-lạp này được gọi là quyển ‘Bảy Mươi’, là một bản dịch tiếng Hy-lạp từ quyển Cựu Ước tiếng Hê-bơ-rơ. Sau đó Giê-rôm (340-397 SCN) đã dịch quyển Bảy Mươi này sang tiếng La-tin, gọi là ‘Vulgate’. Nhưng quyển Kinh Thánh này không được dùng rộng rãi trong Hội Thánh Cơ Đốc đầu tiên.

Trong khi Kinh Thánh Cựu Ước đã được dịch sang tiếng Hy-lạp và La-tin, nhưng những bản dịch Kinh Thánh này chỉ được đọc bởi các linh mục và các nhà thần học vào lúc đó. Từ thế kỉ thứ nhất đến thế kỉ thứ tư, Kinh Thánh Tân Ước chỉ là những quyển sách rời rạc, và các sách này được soạn thảo thành một quyển Kinh Thánh hoàn chỉnh vào Hội Nghị Carthage lần III (397 SCN). Điều tồi tệ là, các linh mục không cho phép tín đồ đọc Kinh Thánh.

Chỉ đến sau Phong trào cải chánh giáo hội vào năm 1517 SCN, tín đồ mới có thể đọc Kinh Thánh. Sau khi toàn bộ Kinh Thánh được dịch sang tiếng Anh vào năm 1611 SCN và bản dịch King James được xuất bản, tín đồ dần dần có thể được mở mắt. Trong suốt 1.000 năm kể từ giai đoạn Đế quốc La-mã cho đến Phong trào cải chánh giáo hội, Cơ Đốc giáo đã trải qua một thời kì đen tối thuộc linh. Đây được gọi là Thời kỳ đen tối của Cơ Đốc giáo. Khi người ta ngu dốt về Kinh Thánh, không ai có thể chống lại những tư tưởng tà giáo như ‘Ma-ray là Mẹ của Đức Chúa Trời, hay ‘Sự đồng trinh vĩnh viễn của Ma-rỵ.’

Thứ hai, nguyên nhân Hội Thánh Rô-ma tiếp nhận sự thờ phượng Ma-ry là để mở rộng giáo hội. Để củng cố quyền lực Hội Thánh và tiếp thu tín đồ của tôn giáo Ba-by-lôn vào Hội Thánh Rô-ma và gia tăng số lượng, họ đã nỗ lực bản xứ hoá Cơ Đốc giáo. Sau đó, có nhiều trường hợp trong lịch sử Hội Thánh rằng: Trong danh nghĩa phát triển giáo hội, các Hội Thánh đã phát triển giáo dân bằng cách sử dụng nhiều biện pháp phi Kinh Thánh, cũng giống như những gì Hội Thánh Quận Rô- ma đã làm, nhằm củng cố quyền lực giáo hội và tăng sự giàu có vật chất, và thần tượng hoá quyền lực và giàu có thế gian. Chúng ta không thể từ chối rằng điều này vẫn còn tồn tại trong các Hội Thánh ngày hôm nay.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *