Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 4)

Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 4)

II. Sự Ảnh Hưởng của Tôn Giáo Ba-by-lôn trên Đế Quốc Hy-lạp

C. Đền Thờ Parthenon ở A-then, Hy Lạp

Bằng cách này, nước Hy-lạp trở thành cái nôi truyền bá tôn giáo Ba-by-lôn không chỉ ở vùng Trung Đông, Châu Âu, mà còn trên khắp thế giới qua Đại hội Thể thao Ô-lym-píc. A-then, thủ đô của Hy-lạp, được đặt theo tên của nữ thần A-thê-na trong thần thoại Hy-lạp (Mi-nơ-va trong thần thoại La-mã, nữ thần của sự khôn ngoan, nghệ thuật, nghề thủ công, và chiến lược chiến đấu). Nữ thần A-thê-na là phiên bản thần thoại hoá Hy-lạp của nữ thần Sơ-mi-ra-mít, và đền thờ Parthenon phục vụ nữ thần này được xây dựng trên Acropolis (nghĩa là: ngọn đồi cao nhất của thành phố) ở A-then. Nữ thần A-thê-na là vị thần chính của đền thờ này, và có nhiều tượng cùng bàn thờ các vị thần khác của thần thoại Hy-lạp như những vị thần phụ bao quan tượng nữ thần phía bên trong.

Việc xây dựng đền thờ Parthenon mất 11 năm, từ năm 447 TCN đến 438 TCN. Người Hy-lạp mất thêm 6 năm nữa để làm các tượng và bàn thờ của các vị thần phụ, cùng hoàn thành việc trang trí bên trong vào năm 432 TCN.Như vậy, họ phải mất tổng cộng 17 năm để hoàn thành đền thờ.

33

Hình. 28. Đền thờ Parthenon 447- 438 TCN, Parthenon, A-then, Hy-lạp

Tuy nhiên, việc thờ phượng nữ thần A-thê-na không chỉ được bắt đầu sau khi đền thờ Parthenon được xây dựng, mà nó đã được bắt đầu cách đó 300 năm, trước khi đền thờ được xây, khi Thế vận hội Ô-lym-píc được tổ chức lần đầu tiên (766 TCN). Khoảng 300 năm trước khi đền thờ Parthenon được xây dựng, tức là thời điểm người ta bắt đầu tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lym-píc, đã có đền thờ cho nữ thần A-thê-na trên đỉnh Acropolis của A-then.

Đền thờ A-thê-na này bị phá huỷ vào năm 480 TCN bởi Đế quốc Ba Tư (539-330 TCN). 50 năm sau khi đền thờ A-thê-na bị phá huỷ, đền thờ Parthenon, với qui mô lớn hơn nhiều, đã được xây dựng, trong thời gian 17 năm. Vì đền thờ Parthenon tọa lạc trên ngọn đồi cao nhất (Acropolis) của thành phố A-then, tất cả các công dân của thành phố luôn nhìn lên đền thờ và thờ phượng nữ thần A-thê-na, nàng không ai khác chính là nữ thần Sơ-mi-ra-mít.

Sứ đồ Phau-lô đã đến thăm thành phố này lần đầu tiên trong hành trình truyền giáo lần hai của ông (51 SCN). Toàn cảnh thành phố đầy những thần tượng, bao gồm cả đền thờ Parthenon, đã dấy lên cơn giận thánh trong lòng ông (Công vụ 17:16). Vì vậy, ông đã đi vào một nhà hội của người Do Thái và giảng dạy sứ điệp về con người và sự sống lại của Chúa Giê-su cho những người Do Thái sống tại thành phố này và những người Hy-lạp kính sợ Đức Chúa Trời là những người tin vào Do Thái giáo, mỗi ngày trong suốt thời gian ông ở tại đây.

Cụ thể, tại hội đồng A-gô-ra và A-rê-ô-ba (ngọn đồi A-rê, thần chiến tranh), là nơi nhiều người tụ hợp, Phao- lô đã giảng về đề tài so sánh tôn giáo cho các triết gia của hai trường phái Khoái Lạc và Khắc Kỷ. A-rê-ô-ba là nơi diễn ra các cuộc thảo luận về tôn giáo và các vấn đề của thành phố A-then, và cũng là nơi xử án. Socrates cũng bị xử án tại A-rê-ô-ba.

34

Hình 29. A-rê-ô-ba, Ngọn đồi A-rê 2006 SCN, A-rê-ô-ba, Acropolis, A-then, Hy-lạp.

Licensor: ajbear AKA KiltBear (CC BY-SA 2.0)

Phao-lô so sánh và giải thích sự khác nhau giữa Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo và các thần của thần thoại Hy-lạp, và ông tóm tắt nhân dạng của Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo trong năm phương diện. Trước hết, Ngài là Đấng Tạo Hoá của thế gian và mọi thứ trong nó. Thứ hai, chính Ngài đã ban cho loài người sự sống, hơi thở và mọi thứ khác. Thứ ba, Ngài cai trị trên tất cả loài người. Thứ tư, Ngài là Cha của các con cái của Ngài. Thứ năm, Ngài sẽ xét đoán thế gian này. Ông đã giải thích điều này với một giọng quả quyết đầy tự tin (Công vụ 17:22-31).

Có nhiều người cảm động mạnh mẽ bởi bài giảng của Phao-lô và cải đạo (Công vụ 17:34). Đây là một sự kiện truyền giảng Tin lành, và người A-then lần đầu tiên nghe về Phúc âm và đã tin vào Cơ Đốc giáo. Nhờ vào hành trình truyền giáo lần hai và ba của Phao-lô, nước Hy-lạp dần dần được nghe Tin lành. Qua Hội Thánh Cô-rinh-tô, Tê-sa-lô-ni-ca, Phi-líp và Công-xtăng-tin-nốp-bô, việc truyền giảng cho Hy-lạp được tiến triển nhanh chóng.

Sau đó, Hội Thánh Chính Thống Hy-lạp được thành lập. Vì Hội Thánh này không thể chấp nhận đền thờ Parthenon, một đền thờ ngoại giáo phục vụ các thần Ba-by-lôn, nên họ đã tái thiết kế đền thờ và biến nó thành nhà thờ của Hội Thánh Chính Thống Hy-lạp (khoảng thế kỉ thứ 5 TCN). Tuy nhiên, điều kỳ lạ là họ chừa lại các tượng thần và bàn thờ bên trong đền thờ y như cũ. Khi họ chừa tượng nữ thần A-thê-na phía bên trong đền thờ, những gì họ làm là tạo một tượng Ma-ry kế bên tượng A- thê-na và dùng Ma-ry thay thế nữ thần A-thê-na.

Một nghìn năm trôi qua kể từ đó. Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ -Ottoman (1299-1923 SCN) xâm chiếm Hy-lạp và một lần nữa biến đền thờ Parthenon thành một đền thờ Hồi giáo, đền thờ này trước đây được biến thành nhà thờ Chính Thống (1460 SCN). Điều thú vị là quân đội đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ-Ottoman sử dụng đền thờ như một kho vũ khí, và thình lình xảy ra tai nạn nổ tung toà nhà. Nóc và các bức tường của đền thờ bị phá huỷ sau vụ nổ, và các tượng thần Hy-lạp bị vỡ thành mảnh vụn. Phần còn lại của đền thờ là 46 cây cột dùng để chống đỡ đền thờ, chúng cao khoảng 10 mét (1687 SCN). Chúng vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, và nơi này trở thành khu du lịch nổi tiếng.

Một người đàn ông người Anh, với sự cho phép của Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ-Ottoman, đã mua các mảnh vụn của các tượng thần và đem chúng về Viện bảo tàng nước Anh. Năm 1983, chính phủ Hy-lạp yêu cầu Vương quốc Anh trả lại những mảnh vụn này, nhưng chính phủ Anh từ chối lời yêu cầu. Vì vậy cho đến ngày hôm nay, những mảnh tượng thần này được lưu trữ trong Viện bảo tàng Vương quốc Anh. Những sự kiện lịch sử này – Thế vận hội Ô-lym-píc và đền thờ Parthenon – đã thể hiện cách sống động sự ảnh hưởng sâu sắc của các thần của tôn giáo Ba-by-lôn, được du nhập và bản xứ hoá ở Hy-lạp, lên văn hoá của nước này.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *