Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 14)

Chương 1: Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 14)

IV. Tôn giáo Ba-by-lôn

G. Ý Nghĩa của ‘Hãy khôn Khéo Như Rắn và Đơn Sơ Như Chim Bồ Câu’

Chúa Giê-su phán với các môn đồ trước khi họ được sai đi cho sứ mạng truyền giáo rằng: “Hãy khôn khéo như rắn và đơn sơ như chim bồ câu” (Ma-thi-ơ 10:16).

Ý nghĩa của ‘khôn khéo (trong tiếng Hy Lạp từ Phronimos có nghĩa là khôn ngoan, tư duy nhanh nhạy hoặc nhạy bén) như rắn’. Theo sự dạy dỗ của Chúa Giê- su về con rắn thì nó là biểu tượng của Sa-tan, và chúng ta khó hiểu tại sao Chúa Giê-su dạy các môn đệ của Ngài phải khôn khéo như rắn. Con rắn không chỉ có tính xảo quyệt (Sáng thế 3:1) mà còn tinh khéo, khôn ngoan va nhạy bén. Điều Chúa Giê-su nói ở đây có liên quan đến sự sáng suốt thuộc linh.

Các môn đồ và giáo sĩ là những người giải phóng con cái của Đức Chúa Trời khỏi ách thống trị của Sa-tan qua hoạt động truyền giáo và truyền giảng. Để làm được việc này, họ phải được trang bị năng lực phân biệt thuộc linh nhằm giải phóng dân sự của Đức Chúa Trời khỏi ách nô lệ của quyền lực Sa-tan. Đó là lý do Chúa Giê- su truyền cho các môn đồ của Ngài phải trang bị chính mình với sự nhạy bén thuộc linh, tức là trở nên ‘khôn khéo như rắn’, như một điều kiện cần thiết cho công tác truyền giáo. Chúa Giê-su không có ý dạy các môn đồ phải có được tính xảo quyệt của con rắn.

Ngoài ra có một điều kiện quan trọng cần có nữa đối với các giáo sĩ là họ phải ‘đơn sơ như chim bồ câu’ (akelaios trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là đơn sơ hoặc trong sạch)’. Các môn đồ và giáo sĩ của Chúa Giê-su phải duy trì tính đơn sơ như chim bồ câu, đồng thời có được tính nhạy bén thuộc linh ‘khôn khéo như rắn’. Một lần nữa, điều này không có nghĩa là họ phải có được tính xảo quyệt của rắn, bản chất của Sa-tan. Sa-tan sắc sảo nhưng không đơn sơ như chim bồ câu. Sa-tan khôn ngoan nhưng thiếu sự trong sạch vì con người hắn đầy sự ô uế và huỷ diệt. Vì vậy, các môn đồ không chỉ cần sự khôn ngoan của rắn mà còn sự trong sạch của chim bồ câu để chiến thắng Sa-tan.

Khi các môn đồ trở nên khôn khéo như rắn và đơn sơ như chim bồ câu, thì quyền năng của Đức Chúa Trời sẽ ban cho họ và họ có thể thắng Sa-tan ô uế và xảo quyệt. Và họ sẽ có thể kết quả trong sứ mạng truyền giáo và truyền giảng.

V. Kết Luận

Người ta bắt đầu các tôn giáo bằng cách thờ phượng một tạo vật thay vì Đức Chúa Trời. Họ tìm kiếm một người có thể giúp họ giải quyết các nan đề ăn, ở, mặc (người cung cấp quần áo, thức ăn, và chỗ ở), và bảo vệ cuộc sống của họ (vị cứu tinh). Và họ trông cậy và thờ phượng người đó. Đây là một sự vi phạm cách triệt để mục đích của Đấng Tạo Hoá khi Ngài tạo dựng nên loài người (Êsai 43:7, 21; Rô-ma 9:5; Cô-lô-se 1:16).

Mục đích tạo hoá là các tạo vật phải phục vụ, thờ phượng, và tôn vinh hiển Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá chứ không phải phục vụ các vật thọ tạo. Để giúp chúng ta hiểu và vâng lời, Đức Giê-hô-va (Chúa Giê-su trong Tân ước) ban cho Môi-se Mười Điều Răn (Xuất Hành 20:1-17).Trong các điều răn, Chúa Giê-su nhấn mạnh tầm quan trọng của bốn điều răn đầu tiên như sau: “Đức Giê-su đáp: ‘Hãy hết lòng, hết linh hồn, hết lý trí yêu kính Chúa là Đức Chúa Trời ngươi’. Đó là điều răn thứ nhất và quan trọng nhất.”(Ma-thi-ơ 22:37-38). Đây được gọi là điều răn theo chiều dọc. Điều răn theo chiều dọc này là điều răn đầu tiên và lớn nhất, vì vậy nếu con cái của Đức Chúa Trời phục vụ các thần tượng thay vì Đấng Tạo Hoá, Đức Chúa Trời cảnh báo rằng Ngài sẽ không ban phước cho họ và con cháu họ cho đến ba bốn đời (Xuất Hành 20:5).

Tôn giáo Ba-by-lôn là tôn giáo thờ phượng ba vị thần: Nim-rốt, Sơ-mi-ra-mít và Tham-mút. Tôn giáo thờ phượng nữ thần là tôn giáo thờ phượng Sơ-mi-ra-mít trong ba vị thần, được truyền bá trên toàn cầu. Nó trở thành nguồn gốc phát sinh của nhiều tôn giáo khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới. Và khi Tham-mút, thần sao, được thờ phượng, thì chiêm tinh học (hoặc thuật đoán số tử vi) được phát triển. Ngoài ra, tôn giáo Ba-by-lôn này được đặc trưng bởi sự thờ phượng con rắn và con rồng.

Vì tháp Ba-bên xây dựng bởi Nim-rốt đi ngược lại mục đích tạo hoá, Đức Chúa Trời đã huỷ phá nó và làm lộn xộn ngôn ngữ. Đức Chúa Trời đã giảm tối thiểu tầm ảnh hưởng của Nim-rốt, và làm cho 70 bộ tộc bất ngờ nói những thứ tiếng khác nhau và rời vùng Ba-by-lôn, tản lạc khắp đất. Khi họ tản ra, họ cũng đem theo với họ tôn giáo Ba-by-lôn là tôn giáo của Sa-tan. Họ đã thiết lập lại tôn giáo Ba-by-lôn theo đúng với những đặc điểm của khu vực họ định cư.

Hiện nay, số lượng ngôn ngữ nhân loại đã lên đến 6.500, và tôn giáo Ba-by-lôn được phát triển theo nhiều hình thức khác nhau, cũng nhiều như các ngôn ngữ vậy. Chương kế tiếp (chương 2) sẽ nghiên cứu quá trình tái thiết lập và phát triển của tôn giáo Ba-by-lôn trong mỗi vùng khi nó du nhập vào. Qua bài tập này, chúng ta sẽ tìm thấy gốc rễ của tôn giáo Ba-by-lôn trong tất cả các tôn giáo trên thế giới.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *