Có Phải Theo Đạo Tin Lành Là Bỏ Ông Bỏ Bà Không?

Có Phải Theo Đạo Tin Lành Là Bỏ Ông Bỏ Bà không?

Tại sao người tin lành không thờ cúng ông bà?

1- Không lập bàn thờ để thờ người chết. Vì điều răn thứ 2 Đức Chúa Trời cấm thờ hình tượng. Hình cha mẹ là một kỷ vật để nhớ, được treo trên tường hoặc bảo tồn trong album để nhớ. Hình ảnh được vẽ trên giấy, tất nhiên là không nói chuyện được với hình ảnh. Cho nên, không thực hành những điều không đúng với chân lý.

2- Không cúng giỗ: Để giải đáp câu hỏi này chứng nhân phải dùng luật đạo đức, chữ hiếu của lương tâm. Ông bà, cha mẹ than phiền về tình trạng bất hiếu của con đối với cha mẹ, một hành động bị lên án là bất hiếu từ ngày xưa đến nay rằng: “Sống không cho ăn, chết làm văn tế ruồi“. Người Tin Lành vâng lời ông bà cha mẹ: lúc sống phải phụng dưỡng, đối xử tôn kính, trân trọng. Khi ông bà chết chỉ là làm văn tế ruồi, cho nên người Tin Lành không cúng sau khi chết.

–  Khi cha mẹ qua đời, con cái phải chôn cất tử tế. Chỉ sống làm sao để lại tiếng thơm cho cha mẹ. “Vật chết để da, người ta chết để tiếng”. Sau khi cha mẹ mất, anh em phải biết yêu thương nhau.

Lý do tại sao không cúng cho cha mẹ hay người chết:

Con người được cấu tạo bởi 2 phần: Thể Xác và Linh Hồn.

1. THỂ XÁC:

Về thể xác bằng bụi đất sau khi qua đời cát bụi sẽ trở về với cát bụi: Nhu cầu ăn uống, mặc, nhà ở, tiền là chỉ đáp ứng khi người còn sống, có thể xác. Vì thức ăn là cung cấp chất đạm, vitamin, chất protic, canxi… là để giúp cho tế bào, xương cốt, máu huyết tăng trưởng. Khi cơ thể bị bệnh thì không ăn được. Chết tức là thể xác sẽ bị tiêu hủy ra đất. Cho nên, việc đáp ứng cho nhu cầu thể xác không cần nữa. Chính vì vậy, việc cúng giỗ, đốt vàng mã chỉ là làm văn tế ruồi!như ông bà tổ tiên đã nói.

+ Nếu làm linh đình sau khi cha mẹ chết không ích gì. (Khi cha sống tiếc từng đồng, không quan tâm. Lúc người qua đời, làm thịt gà, heo. Rồi mỗi năm mở tiệc, nhậu nhẹt linh đình là bất hiếu).

Thói thường người ta tổ chức giỗ gọi là trả nợ miệng thế gian, thì chẳng tình gì, ngày đó phải đến chia buồn chứ đâu phải đến ăn uống. Ngày giỗ là ngày kỵ cơm tức là không ăn vì đau buồn nhớ cha nhớ mẹ, nhớ người thân chứ đâu phải đến để ăn uống vui chơi.

Đốt vàng bạc, áo quần giấy là bất hiếu. Tại sao sống không lo may tặng cha mẹ để ông bà mặc. Chờ chết ra chợ mua thật nhiều áo giấy đốt để nói rằng gởi cho cha mẹ mặc. Chúng ta thường thấy những em bé cắt áo giấy mặt cho búp bê, chúng ta xem cha mẹ như búp bê sao?

Đốt nhà giấy làm sao ở được, gởi xe giấy không có máy làm sao chạy?

Đốt đô la âm phủ (Đô la giả). Chúng ta lấy 10.000 đồng ra chợ mua 1 tỷ đô la giả (ngân hàng âm phủ). Nếu là đô la thật thì sướng cả đời, nhưng chỉ là tiền giả. Nếu trên đời này sử dụng tiền giả chắc chắn phải bị ở tù, tại sao ta lấy tiền thật mua tiền giả, nhà giấy, xe giấy  gởi cho bậc tiền nhân sử dụng gọi là có hiếu sao? Đó là sự lừa dối. Hành động như vậy là bất hiếu.

Có một số người con than phiền: năm nay cúng giỗ cha tốn mấy chỉ vàng, mượn danh cha mẹ để mọi người ăn uống chứ cha mẹ chết rồi đâu có ăn được. Có một chuyện thật xảy ra: khi 2 vợ chồng tổ chức giỗ cha của chồng. Họ không có tiền phải đi vay, sau 1 năm không trả nổi, chủ nợ đòi. Người chồng đánh vợ sao không trả tiền cho người ta. Người vợ chạy ra đường đứng chửi: “Giỗ cha ông chứ giỗ gì tôi mà bắt tôi trả!?” Có một số người tranh chấp vì góp tiền ít, anh em cãi  nhau. Làm sỉ nhục cha mẹ đã quá cố: Đó là bất hiếu.

+ Không cúng ông bà bắt, quở, hại mạt nhà … Nếu cúng thì ông bà cha mẹ sẽ về phù hộ, làm ăn khấm khá. Như vậy là gieo tiếng ác cho cha mẹ sao? Cha mẹ thương con chứ đời nào ghét. Sống không phụng dưỡng vẫn thương con, dù rằng có những người con đối xử với cha mẹ một cách tệ bạc. Vả lại, cha mẹ đã cố công nuôi con lớn lên, trưởng thành, cha mẹ nào không muốn con giàu, nhưng sức người có hạn. Khi qua đời rồi đâu còn giúp được con. Người con có ý tưởng như vậy là chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình, thật ích kỷ. Mọi người đều biết: “phú quí tại Thiên” chỉ có Trời phù hộ.

2. LINH HỒN NGƯỜI CHẾT:

Người thế gian tin rằng: sau khi chết linh hồn con người thành ma, nên mọi người thường gọi là đám ma, nếu không cúng thì trở thành ma đói, ma cô. Có người phải nhờ đến thầy bùa, thầy phù thủy cúng ém bùa để hốt hồn ma vì sợ hồn ma còn ở trong nhà sẽ quậy phá. Tin như vậy là xúc phạm đến nhân phẩm và bất hiếu đối với các bậc tiền nhân. Lẽ nào khi cha còn sống thì gọi: “thưa cha”, nhưng khi người vừa qua đời thì thành “con ma”. Mọi người gọi là đi đám ma (đám con ma).?! Chứ không phải là đám tang cha. Chúng ta thường nói “đồ ma” là loại người “đầu trộm đuôi cướp”. Loại người không ra gì. Tại sao chúng ta dám xúc phạm bậc sinh thành của mình như vậy?!!!

Lời Chúa dạy linh hồn con người rất quý trọng, thiêng liêng. Khi Đức Chúa Trời lấy bụi đất nắn nên hình người và hà sinh khí vào mũi khiến người trở nên loài sanh linh. Cho nên linh hồn mọi người thuộc về Đức Chúa Trời, sau khi chết linh hồn con người trở về với Đức Chúa Trời là Đấng đã ban nó ra – Truyền đạo 12:6-7. Đức Chúa Trời phán rằng: “Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về ta, linh hồn cha cũng như linh hồn con, đều thuộc về ta..” Ê xê-chi-ên 18:4. Niềm tin của lương tâm: “Sống nhờ Trời, chết chầu Trời” “Trời gọi ai nấy dạ” ; “ Sống gởi, thác về” “Lá rụng về cội”. Như vậy rõ ràng linh hồn của con người sau khi chết phải trở về với Đức Chúa Trời là cội nguồn. Linh hồn của con người sau khi chết vẫn tồn tại vĩnh hằng. Thân thể bằng bụi đất sẽ trở về với cát bụi.

Nguồn gốc của ma quỉ mà Kinh thánh cho biết đó là Thiên sứ trưởng Luxiphe phạm tội kiêu ngạo, kéo theo những thiên sứ sa ngã, trở thành một thế lực tà linh vô hình, chống nghịch lại với Đức Chúa Trời. – 2Phi-e-rơ 2:4; Êsai 14:12-15;

+ Nếu thờ cha mẹ chỉ còn lại hình tượng là phạm điều răn I và II của Đức Chúa Trời. Hình chỉ là vật kỷ niệm, được treo lên tường hoặc giữ trong album để con cháu biết mặt ông bà cha mẹ. Hình đó không thể cầu nguyện hoặc hưởng được mùi nhang, ăn được những thức ăn cúng và không nhìn thấy gì. Cho nên, Người Tin Lành phải hiểu lẽ thật và phải bỏ mê tín, dị đoan, những điều giả dối.

+ Chỉ thờ cha mẹ mà không thờ Đức Chúa Trời là bỏ ông bà. Vì mỗi đời người ta bỏ bớt. Con chỉ thờ cha, hoặc 3 đời còn đời thứ 4 ai thờ phụng? Có người thờ đến 10 đời còn đời 11 ở đâu? Vậy, thờ Đức Chúa Trời là thờ tận gốc, Đấng sinh ra loài người (Thiên sinh nhân), Đấng sinh ra mọi vật trong trái đất cho con người sống và hưởng thụ.

Ví dụ: Khi trồng cây, người ta tưới nước ở gốc thì có ảnh hưởng đến toàn cây đó. Không thể tưới nhánh hay lá.

Ca dao Việt Nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (Cha mẹ nhờ Trời nuôi con, con cũng nhờ Trời mà lớn, nếu mạng của con Trời định 5 tuổi, 10 tuổi quy Thiên thì cha mẹ có vàng bạc cũng không giữ được mạng con). Cho nên, là người phải tưởng nhớ ĐẤNG TẠO HÓA là Đức Chúa Trời (Thiên Đạo) và phải làm trọn đạo làm người với người (Nhân Đạo).

Vậy nên, trên hết con người phải biết ơn, tôn thờ Đức Chúa Trời, Đấng Tối Cao đó. Trong đạo của Ngài, Chúa tha tội và giúp chúng ta hiểu và làm trọn đạo chữ hiếu đối với cha mẹ, đi trong con đường sáng, văn minh, không mê tín dị đoan.


Nguontinhyeu.com

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *