Người Việt Nam Và Đức Tin – Phần I: Thờ Cúng Ông Bà

I. Thờ cúng ông bà

Thứ nhất, vì ý niệm vạn vật biến dịch đổi thay.

Như Đức Khổng Tử một hôm đứng trước dòng sông, nhìn thấy nước chảy cuồn cuộn, đã thốt lên:

“Trôi chảy mãi thế này ư? Ngày đêm không ngừng?”

Đương thời với Khổng Tử, triết gia He’raclite tại Hy lạp cũng đưa ra một nhận xét tương tự:

“Tất cả đều biến đổi, tất cả đều trôi chảy, không ai xuống tắm 1 dòng sông đến 2 lần.”

Thứ hai, với ý thức cuộc đời ngắn ngủi:

“Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nắm cổ khâu xanh rì.” (Cung Oán)

Cho nên, con người đều mong ước khỏe mạnh, bình an, hạnh phúc lâu bền cho mình, cho dòng họ, dân tộc. Nhưng con người gặp quá nhiều khổ đau, lại không có khả năng tự cứu. Hoàn toàn tuyệt vọng, con người thấy cần phải nhờ đến một sức mạnh vô biên, một quyền lực tối cao để cứu giúp mình.

mien-trung-0daa3

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, sức mạnh vô hình có khả năng giải cứu con người khỏi cảnh tuyệt vọng chính là linh hồn các tổ tiên của dòng họ, tông tộc mình. Vì thế, người Việt Nam lấy việc thờ cúng tổ tiên làm trọng.

Con cháu phải thờ cúng, phụng dưỡng tổ tiên. Tổ tiên vẫn cần ăn mặc, tiêu dùng mua sắm mọi thứ như khi còn sống trên dương thế. Do đó, mỗi khi con cháu thờ cúng, ngoài hương đèn, trầu rượu, hoa quả cỗ bàn, thường có thêm quần áo, đồ dùng các thứ và tiền bạc bằng giấy đốt đi cho ông bà tiêu dùng.

Các họ phải lập từ đường (họ Lê, Nguyễn, Trần…) do người tộc trưởng trách nhiệm.

Mỗi một chi trong họ cũng phải có nhà thờ riêng gọi là Bản chi từ đường. Người chi trưởng trách nhiệm.

Mỗi gia đình lại phải có bàn thờ, do người gia chủ trách nhiệm. Người ta chỉ thờ đến 4 đời: Cao, tằng, tổ, khảo (nên có câu: “Ngũ đại mai thần chủ”). Hằng năm, cứ đến ngày kỵ giỗ của mỗi vị tổ tiên, gia trưởng phải lo hương đèn, lễ vật cúng giỗ.

Ngoài ra, còn có tế lễ chung cho các tổ tiên vào các ngày:
Thượng nguyên: rằm tháng giêng;
Tết Hàn thực: 3 tháng 3;
Tết Thanh minh: trong tiết tháng 3;
Tết Đoan ngọ: 5 tháng 5;
Tết Trung nguyên: rằm tháng 7;
Tết Trung thu: rằm tháng 8;
Tết Trùng cửu: 9 tháng 9;
Tết Cơm mới: trong tiết tháng 9;
Tết Hạ nguyên: rằm tháng 10;

Và đặc biệt là Tết Nguyên đán, người ta rước tổ tiên về ở chung với con cháu suốt 3 ngày (từ 30 cháng chạp, lễ rước ông bà, đến chiều mồng 3 Tết, lễ đưa ông bà). Khi tổ tiên về thăm con cháu như thế, họ dự phần vào cuộc sống con cháu.

II. Ông bà trong hiện tại và tương lai

mam trai cay ngay Tet

Hiếu thảo với ông bà trong hiện tại, khi ông bà còn sống là một điều vô cùng đúng, đáng được khuyến khích. Nhưng có khi, có người coi thường, coi nhẹ ông bà trong lúc còn sống trong cảnh già nua, đi đến chỗ bất kính, bất mục.

Rồi khi ông bà quá cố, dù có cỗ bàn trang trọng, cúng kiến linh đình cũng không mang lại ý nghĩa của chữ hiếu như điều người ấy muốn.
Nếu trong cuộc sống hiện tại ta không kính trọng ông bà, đến khi ông bà qua đời ta cũng khó lòng thờ cúng. Có chăng, chỉ là vì bổn phận. Mà trong lĩnh vực thờ phượng, miễn cưỡng, bổn phận sẽ không hiệu nghiệm.

Ngày nay, trong nhiều gia đình, đây là cảnh xảy ra hằng ngày. Hơn nữa, ta đâu biết số phận của ông bà bên kia thế giới là như thế nào?

Ông bà có phải là sức mạnh vô biên, là quyền lực tối cao có thể giải cứu con cháu khỏi khổ đau hoạn nạn như những ai thờ cúng tổ tiên mong ước không? Ông bà có hưởng được cỗ bàn, hương khói, vàng bạc ta cúng không? Ông bà có tự do đi lại để thăm viếng con cháu không?

Trong thực tế, một người chết đi không còn có một mối quan hệ bình thường với người sống. Có chăng chỉ là trong những hiện trạng tâm lý, trong những giấc mộng của người sống.

Đã sinh ra làm người, ai cũng chịu cảnh biến dịch đổi thay, khổ đau với nhiều nước mắt, với khả năng giới hạn, và thời gian trăm năm giới hạn.
Những giới hạn này khiến cho con người dù sống hay chết, không thể có một uy quyền tối cao, để ra tay cứu giúp người khác, dù là người mình thương, dù là ruột thịt con cháu.

Uy quyền tối cao phải đến từ Đấng Tối Cao, lớn hơn loài người mới có quyền trên loài người. Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa của vũ trụ và loài người. Ngài có uy quyền tối cao. Ngài là Đấng Toàn Năng. Và vì sinh thành nên ta, nên Ngài yêu ta.

Kinh Thánh Giăng 3:16:

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân thế, đến độ hi sinh Con Một của Ngài, để tất cả những ai tin nhận Con Đức Chúa Trời (là Đức Chúa Jê-sus Christ) không bị hư vong, nhưng được sống vĩnh cửu.”

Đây là tình yêu thương tuyệt đối của Đấng Toàn Năng có thể cứu giúp chúng ta.

Yêu đến độ hi sinh Con Một, để ai tin nhận Con Đức Chúa Trời:

Tin Chúa Jê-sus, Con Đức Chúa Trời đã đến trần gian làm Người

Chịu tội thay cho con người, chết thay tội cho con người

Sống lại để xưng ta là người công chính.

Tình yêu tuyệt đối của Đấng Toàn Năng:

Tình yêu thương của Đức Chúa Trời không giới hạn, vì Ngài là Đấng Yêu thương: Hi sinh Con Một cho chúng ta là tội nhân.

Khả năng của Đức Chúa Trời không giới hạn, vì Ngài là Đấng Toàn Năng.

Khả năng Chúa bao trùm cả không gian, thời gian. Ta chỉ cần tin Ngài thì được hạnh phúc trong vĩnh cửu.

Đức tin gồm 3 điểm:

1. Tin Đức Chúa Jê-sus là Con Đức Chúa Trời.

2. Tin Chúa Jê-sus chịu chết vì tội của ta.

Kinh Thánh chép: “Mọi người đều đã phạm tội.” Có tội thì phải đền tội.
Duy chỉ có Đức Chúa Jê-sus là Con Trời, Đấng vô tội mới có thể đền tội cho ta. Chúa là Đấng vô tội, điều này đã được chứng minh bởi nhân chứng Phê-rơ, và sử gia Josephus.

Ngài là Đấng Công bình, chịu đứng vào chỗ của người không công bình, nhận tội, nhận hình phạt, chết thay cho chúng ta là người không công bình (vì đã phạm tội).

3. Tin Đức Chúa Jê-sus sống.

Sau khi giang tay trên cây thập tự, chịu đóng đinh, chịu chết vì tội của tôi, của bạn, Ngài trở về địa vị Con Đức Chúa Trời, Ngài sống.
Chỉ một Đấng sống mới có thể cứu chúng ta khỏi chết, và cho chúng ta cuộc sống đời đời.

Đức Chúa Jê-sus giáng sinh, hi sinh, phục sinh là những sự kiện lịch sử. Đức tin của người tin Chúa Jê-sus là đức tin có cơ sở vững chắc.

Mời bạn tin Đức Chúa Jê-sus, Đấng đã yêu bạn, đã xả thân để cứu bạn. Bạn sẽ được tha thứ hết mọi tội lỗi, được làm con của Đức Chúa Trời, được hưởng sự sống đời đời.

Đức Chúa Jê-sus hứa:

“Ai tin Ta, thì được sự sống đời đời. Ai không chịu tin Ta, sẽ chẳng có sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó” – Giăng 3:36

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *