Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 4)

Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Chương 3: Thời Kỳ Hiện Đại Và Tôn Giáo Của Sa-tan (Phần 4)

III. Chủ Nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo

Ngày nay, trong thế giới Cơ Đốc giáo có một phong trào nhằm hợp nhất tất cả các tôn giáo trên thế giới thành một tôn giáo duy nhất, và được truyền bá cách nhanh chóng. Nó là tư tưởng thần học của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo tuyên bố rằng tất cả các tôn giáo đều là một, và Chúa Giê-su hiện diện trong mỗi tôn giáo mặc dù Ngài được gọi với những tên khác nhau.Trên nền tảng này, nó tìm kiếm sự hoà hợp và thống nhất các niềm tin.

Ngày hôm nay, chúng ta có thể thường thấy ở nhiều nơi trên thế giới các lãnh đạo tôn giáo từ nhiều tôn giáo khác nhau có mối thông công vượt xa rào cản của mỗi tôn giáo. Vào ngày lễ Giáng Sinh, một số đền thờ Phật giáo treo những băng-rôn ‘Chúc Mừng Giáng Sinh’ và gởi những thông điệp chúc mừng sự giáng sinh của Chúa Giê-su. Mặt khác, vào ngày sinh nhật của Đức Phật, một số lãnh đạo Cơ Đốc đến thăm các đền thờ Phật giáo và có những bài phát biểu chúc mừng cùng bắt tay với giáo dân Phật giáo. Một vài nhà thần học nổi tiếng thậm chí còn đi hành hương đến các đền thờ Phật giáo, và có những mục sư Cơ Đốc dạy kinh thánh của Phật giáo (kinh Phật). Chúng ta thậm chí còn có thể thấy tín đồ của hai hoặc ba tôn giáo khác nhau ở chung với nhau trong một nơi và thờ phượng cách tiện lợi trên một bàn thờ, nơi mà cả cây thập tự và tượng Phật được đặt chung với nhau.

118

Hình 117. Một bàn thờ chung – Cơ Đốc giáo và Phật giáo Một nhà nguyện ở Hà Lan. nơi mà cả cây thập tự và tượng Phật được đặt chung với nhau trên một bàn thờ. Since 1970, Tiltenberg, Netherlands. Licensor: Big Mind Zen Center, Aart Bakker (CC BY 2.0).

Những người theo Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo có nguồn gốc từ Cơ Đốc giáo nhưng về cơ bản họ theo đuổi sự thuộc linh phi Cơ Đốc. Họ tiếp nhận phong trào thuộc linh Thời Đại Mới mà không sàng lọc nó, và họ không bận tâm khi tham gia vào các buổi thờ phượng thuộc linh của các tôn giáo khác. Vì nó đã và đang diễn ra như một phong trào quốc tế, sự chống đối lại phong trào này được mọi người xem như là một lối suy nghĩ cũ kĩ lỗi thời. Có một nền tảng Kinh Thánh và lịch sử lâu dài giải thích tại sao điều này xảy ra trong Cơ Đốc giáo ngày hôm nay. Khi chúng ta xem xét nguồn gốc và các hoạt động cùng lý thuyết của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, chúng ta sẽ hiểu cách rõ ràng bản chất thật của tôn giáo Ba-by-lôn quyền lực này và chuẩn bị cho thời kì cuối cùng.

A. Bối Cảnh Lịch sử

Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo được thế giới chú ý vào những năm 1960, tương tự như Phong trào Thời Đại Mới. Nhưng trước khi tư tưởng này được bắt đầu, mầm mống của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo đã xuất hiện vào khoảng năm 1.500 SCN. Đặc biệt, Francis Bacon (1561-1626 SCN, Vương quốc Anh) cũng được gọi là ông tổ của Khoa học hiện đại, và Rene Descartes (1596-1650 SCN, Pháp) cũng được gọi là ông tổ của Triết học hiện đại, đã xây dựng nền tảng cho tư tưởng này.

Bacon giới thiệu Phương pháp thí nghiệm để thử nghiệm tất cả mọi thứ bằng cách sử dụng lý luận con người và xác định kết quả đúng nếu điều đó được công nhận là hợp lý. Phương pháp tiếp cận này trở thành nền tảng cho Chủ nghĩa duy lý và Thời đại ánh sáng. Còn nhà triết học Descartes hỗ trợ sự xuất hiện của Chủ nghĩa duy lý, giống như câu nói nổi tiếng của ông: “Tôi nghĩ do đó tôi” (Cogito, ergo sum trong tiếng Latin). Cụ thể, Descartes nhấn mạnh ‘toán học’ và ‘sự nghi ngờ’ như hai phương pháp cơ bản của việc tư duy lô-gíc.

Chủ nghĩa duy lý (thế kỉ 16 và 17) và Thời đại ánh sáng (thế kỉ 18 và 19) hưng thịnh từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19 SCN dựa trên nền tảng tư tưởng của Bacon và Descartes. Những tư tưởng triết học này được kế thừa bởi John Locke (1632-1704 SCN, Vương quốc liên hiệp Anh), tràn vào Đức và được tiếp tục bởi Immanuel Kant (1724-1804 SCN), Georg Hegel (1770-1831 SCN),và Friedrich Schleiermacher (1768-1834 SCN). Những tư tưởng này cũng được lồng ghép vào thần học. Các nhà thần học bắt đầu phân tích Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, và Cơ Đốc giáo với sự nghi ngờ, và họ nỗ lực để chứng minh xem Kinh Thánh có đúng hay không. Đặc biệt, thần học tự do về cơ bản được phát triển bởi các nhà thần học thuộc thế hệ tiếp theo, là những người chịu ảnh hưởng của Friedrich Schleiermacher (A.D. 1768-1834), như Albert Ritschl (1822-1889 SCN), Adolf Harnack (1851-1930 SCN), Walter Rauchenbusch (1861-1918 SCN), và Paul Tillich(1886-1965 SCN).

Dưới sự ảnh hưởng của những nhà thần học này, John Hick (A.D. 1922 ~), tốt nghiệp từ Trường Đại học Oxford và đang là giáo sư ở Trường Đại học Cambridge, Trường Cao học Claremont và Viện Thần học Đại học Princeton, là người đầu tiên phát triển thuật ngữ Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo.

B. Các Học Thuyết và Tư Tưởng

Những nhà thần học tự do đã kết luận rằng tư tưởng truyền thống về sự can thiệp cách cá nhân của Đức Chúa Trời trong lịch sử nhân loại và Ngài tham gia vào suy nghĩ và cuộc sống của con người là không chính xác. Nguyên nhân là vì con người được tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời (Sáng Thế 1:27) nên Ngài đã ban cho con người suy nghĩ cùng ý chí của Ngài. Vì vậy, Đức Chúa Trời không cần phải xuống thế gian này và tham gia vào tất cả mọi thứ cách cá nhân. Vì năng lực lý luận của con người là năng lực của Đức Chúa Trời, nên qua sự lý luận con người có thể đoán xét tất cả mọi thứ và xác định điều gì la đúng hay không. Đây là những gì các nhà thần học tự do công bố.

Họ đã phân tích Kinh Thánh với thái độ “Tôi tin những gì tôi có thể hiểu được”. Khi họ làm như vậy, họ xác định rằng tất cả các hiện tượng siêu nhiên xuất hiện trong Kinh Thánh không thể chấp nhận được khi dùng lý luận con người. Vì vậy họ không thể làm gì khác ngoài việc kết luận rằng các phép lạ trong Kinh Thánh như Môi-se rẽ biển Đỏ, Chúa Giê-su do trinh nữ sinh ra, sự phục sinh va thăng thiên là những câu chuyện được tạo ra để mô tả sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Bằng cách này, họ phân tích mọi thứ được ghi lại trong Kinh Thánh từng cái một và từ chối các giá trị tuyệt đối, và chuỗi các phương pháp phân tích này (phương pháp chú giải Kinh Thánh) được gọi là ‘phê bình Kinh Thánh ở mức độ cao hơn’ việc nghiên cứu các tác phẩm Kinh Thánh để thẩm định nguồn gốc, mục đích, và ý nghĩa của tác giả). Cuối cùng họ bác bỏ tính không thể sai lầm của Kinh Thánh, và công bố rằng: Thay vì tin Kinh Thánh theo nghĩa đen (phép trực giải), người ta nên giải thích Kinh Thánh theo nghĩa bóng và tượng trưng.

Các giáo lý của Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo được thiết lập trên nền tảng thần học này. Ví dụ những người theo Chủ nghĩa này nói rằng nếu chỉ có những cơ Đốc Nhân được chọn được cứu (giáo lý tiền định), thì Đức Chua Trời thiên vị và không công bằng. Đức Chúa Trời là Chúa của tình yêu (1 Giăng 4:8), tất cả các tôn giáo đều nói về tình yêu, và trong phương diện thực hành tình yêu thường, họ cho rằng tất cả các tôn giáo đều như nhau. Vì vậy, họ tuyên bố rằng Đức Chúa Trời của Cơ Đốc Giáo và thần của các tôn giáo khác thật ra đều là chúa của tình yêu, và vì thế họ đều giống nhau.

Và họ cũng tin rằng Chúa Giê-su của Cơ Đốc giáo có thể được tìm thấy trong tất cả các tôn giáo nếu một người biết nhiều hơn về các tôn giáo này. Phong cách sống khiêm nhường của Chúa Giê-su, cuộc sống thanh đạm của Ngài, lòng thương xót đối với người nghèo và bệnh tật, tinh thần hy sinh chính mình Ngài trên cây thập tự, và tương tự – họ cho rằng những phẩm chất tốt này cũng có thể được tìm thấy trong các nhà sáng lập của tất cả các tôn giáo khác. Họ gọi chung những điều này là ‘tâm trí của Chúa Giê-su’. Họ cho rằng ‘tâm trí của Chúa Giê-su’ nghĩa là Ngài hiện diện trong tất cả các tôn giáo. Ngoài ra, đối những người theo Chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, những ai có thể thực hành ‘tâm trí của Chúa Giê-su’ trong cuộc sống của họ là những người ‘giống Chúa Giê-su’ bất chấp họ theo tôn giáo nào đi nữa.

Điều này kéo theo sự xuất hiện của khái niệm ‘Cơ Đốc Nhân vô danh’. Raymond Panikkar, một nhà thần học Công giáo La-mã sinh ra ở Ấn Độ đã viết một quyển sách có tựa đề ‘Đấng Christ Vô Danh của Ấn Độ Giáo’ (1981). Trong quyển sách này, ông đã giới thiệu quan điểm của mình rằng có một Chúa Giê-su không được nhận ra trong Ấn Độ giáo, và vì vậy tất cả các tín đồ Ấn giáo đều là ‘những Cơ Đốc Nhân vô danh’. Những nhà thần học đồng ý với quan điểm của Panikkar đều gọi những người ngoại giáo là ‘Cơ Đốc Nhân vô danh’.

Các giáo phái tự do theo Chủ nghĩa Đa nguyên tôn giáo sửa đổi khái niệm ‘truyền giáo’ chống lại các giáo phái truyền thống. Họ tạo ra một khái niệm gọi là ‘Missio Dei’ (sứ mạng của Đức Chúa Trời). Theo khái niệm này, vì cuối cùng tất cả những người ngoại giáo đều được cứu, nên Cơ Đốc Nhân không nên truyền giảng cách thô bạo hoặc tiếp tục việc truyền giáo nhằm cải đạo người ngoại giáo, vì đây là một hành động thô lỗ xem thường các tôn giáo khác. Thay vì làm như vậy, những người theo thần học tự do cho rằng Cơ Đốc Nhân nên thực hiện các công tác truyền giáo nhằm thoả mãn nhu cầu thể chất của các người ngoại giáo. Loại công tác truyền giáo này bao gồm vận hành các viện mồ côi, bệnh viện, trường học, phong trào phi chính phủ, phong trào môi trường xanh, phong trào nhân dân, phong trào hoà bình thế giới, phong trào nhân quyền, phong trào chống tham nhũng, phong trào cải thiện cấu trúc xã hội, phong trào xoá đói giảm nghèo, v.v… Họ công bố rằng khái niệm và mục đích của các công tác truyền giáo tập trung vào sự giải phóng xã hội mới thật sự là ‘Missio Dei’. Họ trưng dẫn Kinh Thánh (Ma- thi-ơ 25:35-36; Gia-cơ 2:17) và chỉ trích các nhóm Cơ Đốc Nhân bảo thủ theo Phúc âm là những ‘kẻ giả hình’ và không được cứu vì những nhóm này không tích cực tham gia vào phong trào giải phóng xã hội.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *