Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 14)
V. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn ở Châu Á
E. Tư Tưởng Thờ Phượng Nữ Thần Trong Phật Giáo
Trong Phật giáo Đại thừa, có một thể được gọi là Bồ tát hay thánh Phật. Đây là một danh hiệu được dùng để gọi những cá nhân là người đã hy sinh cho chúng sinh và đạt tới mức độ giác ngộ cao hơn. Một trong những thánh Phật nổi tiếng trong Phật giáo là Phật Quan Âm (Guanyin). Người nổi tiếng có lòng từ bi đối với mọi người, khoan dung và an ủi họ, và là người quan tâm đến những khổ nạn của chúng sinh và làm thành những điều ước của họ.
Vị Phật này (Guanyin) được thể hiện trong hình ảnh một người phụ nữ. Theo các chuyên gia, khi Phật giáo bị trộn lẫn với các tôn giáo dân gian của Ấn Độ, nữ thần Shri, Lakshmi của Ấn Độ giáo được tiếp nhận và biến đổi thành Phật Quan Âm trong Phật giáo. Trong các vùng có nền văn hoá nam quyền như Trung Quốc và Hàn Quốc, nữ thánh Phật này (Guanyin) được mô tả như một người nữ với một hàng râu mép. Tuy nhiên, trong nghệ thuật Phật giáo hiện đại, bà được mô tả như một phụ nữ hoàn chỉnh, và đôi khi trong hình ảnh một nữ thần cưỡi một con rồng.Ở đây chúng ta có thể thấy nữ thần Sơ-mi-ra-mít của tôn giáo Ba-by-lôn đã liên quan cách mật thiết với Phật giáo như thế nào.
Ở nhiều quốc gia có Phật giáo, có nhiều tượng mẹ và con, vả những tượng này liên quan đến các tượng Phật Quan Âm. Ví dụ, ở Nepal và Ấn Độ, cái nôi của Phật giáo, có những tượng mẹ và con bị ảnh hưởng cách trực tiếp bởi những tượng mẹ và con của Ấn Độ giáo. Những tượng này dần dần phát triển thành các tượng Phật Quan Âm ban cho con cái của Trung Quốc, tượng Phật Quan Âm của Nhật Bản (Jibo Kannon), v.v… Đặc biệt, ở Nhật Bản, trong các tượng nữ thần của Thần đạo, tượng mẹ và con Kariteimo, kết hợp với tượng Nữ đồng trinh Ma-ry, xuất hiện. Các tượng mẹ và con được tìm thấy ở hầu hết các nước theo Phật giáo ở Châu Á, và những tượng này là sự tái tạo của hình tượng Sơ-mi-ra- mít bồng Tham-mút. Ở đây, chúng ta có thể thấy tôn giáo Ba-by-lôn đã đâm rễ sâu ở vùng đất Châu Á.
Hình 100. Phật Quan Âm cưỡi rồng – Avalokitesvara, Guan-Yin.
Hình 101. Tượng mẹ bồng con ở Nepal 14th ~ 15th century A.D., Nepal.
Victoria and Albert Museum, London. Licensor: Ian, seriykotik1970 (CC BY2.0).
Hình 102. Tương Phật Quan Âm ban cho con cái của Trung Quốc. Thế kỉ 19 SCN. Trung Quốc.
Viện bảo tàng Quai Branly. Pa-ri. Pháp. Licensor: Jean- Pierre Dalbéra (CC BY2.0).
Hình 103. Tượng Phật Quan Âm ban cho con cái của Trung Quốc
Thế kỉ 18 SCN, Trung Quốc. Viện bảo tàng quốc gia Art-Guimet Châu Á. Pa-ri. Pháp.
Licensor: Jean-Pierre Dalbéra (CC BY 2.0).
Hình 104. Phật Quan Âm của Nhật Bản
Cũng được gọi là Jibo Kannon. Kyoto, Nhật Bản. Licensor :Kimon Berlin (CC BY-SA 2.0).
Hình 105. Phật Quan Âm của Nhật Bản Nagano, Nhật Bản. Licensor: panina.anna (CC BY2.0).
Ở Nhật Bản, có một trường hợp rất kì lạ là tượng Nữ đồng trinh Ma-ry được bản xứ hoá thành tượng Phật Quan Âm (Guanyin). Hội Thánh Công giáo La-mã truyền đạo đến nước Nhật vào năm 1549, nhưng chính phủ Nhật đã ban một sắc lệnh chông lại Cơ Đốc giáo vào khoảng năm 1600 vả kéo dài khoảng 300 năm. Trong suốt khoảng thời gian này, những người Công giáo Nhật bị bắt bớ cách nghiêm trọng. Để tránh cơn bắt bớ, người Công giáo ở Nhật đã làm các tượng Trinh nữ Ma-ry giống với tượng Phật Quan Âm, giấu chúng ở nhà của họ và thờ phượng Trinh nữ Ma-ry. Ở đây, một hiện tượng kì lạ đã xảy ra – sự thờ phượng Trinh nữ Ma-ry đã xuất hiện như một kết quả của sự bản xứ hoá Cơ Đốc giáo với tôn giáo Ba-by-lôn, và lần nữa bị bản xứ hoá với Phật giáo.
Hình 106. Ma-ri-a Kannon (Nhật Bản) Một di tích lịch sử. Người Công giáo ở Nhật Bản đã làm tượng Trinh nữ Ma-ry giống như tượng Phật Quan Âm để bảo vệ họ khỏi bị bắt bớ. Nantoyoso Collection, Japan.
Licensor: Iwanafish (CC BY-SA 3.0).
Điều tồi tệ hơn ngày hôm nay là sự đồng hoá Cơ Đốc giáo diễn ra với mục đích đơn giản là đạt được sự hài hoà tôn giáo. Ví dụ, ở Kilsang-sa, một đền thờ Phật giáo nổi tiếng ở Nam Hàn, có một tượng Phật Quan Âm (Guanyin) được điêu khắc bởi một người Công giáo. Tượng này là sự kết hợp hình ảnh của Trinh rìữ Ma-ry và hình ảnh của Phật Quan Âm, điều này có nghĩa là không có sự khác biệt giữa Công giáo và Phật giáo. Hiện nay, điều này xảy ra ở khắp mọi nơi; người ta hoà lẫn các tôn giáo với nhau và công bố rằng họ đang ủng hộ chủ nghĩa đa tôn giáo. Tôn giáo Ba-by-lôn của Sa-tan đã được truyền bá thể hiện qua sự thờ phượng thần rắn và nữ thần Sơ-mi-ra-mít trên toàn thế giới, và các tôn giáo hiện nay đang hội tụ dưới lực đẩy của sự hài hoà tôn giáo.
Hình 107. Một tượng Phật Quan Âm được tạo ra bởi một người Công giáo Kilsang-sa, Hàn Quốc. Một tượng được tạo ra bằng cách kết hợp hình ảnh của Ma-ry và Phật Quan Âm 2000, Seoul, Hàn Quốc.
VI. KẾT LUẬN
Những kẻ không phục vụ Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hoá là những kẻ phục vụ Sa-tan hoặc ở dưới sức ảnh hưởng của Sa-tan.Thế giới thuộc linh là một thế giới ‘đối ngẫu’. Con người hoặc thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời hoặc thuộc về tà linh của Sa-tan. Vì vậy, nếu một người thuộc về Sa-tan kinh nghiệm thế giới thuộc linh của ma quỉ cách sâu nhiệm, thì người đó có thể nhìn thấy con rắn hoặc con rồng ngự trị trong thế giới đó, vì nó là hình ảnh của Sa-tan, Ma quỷ (Khải Huyền 20:2).
Tất cả các tôn giáo trên thế gian đều thờ phượng con rắn hoặc con rồng. Sa-tan đã xuất hiện giữa loài người, thay đổi hình dạng của hắn bằng nhiều cách – đôi khi trong hình dạng của một cứu chúa, đôi khi là một nữ thần của sự thương xót hoặc buộc tội, v.v… Sa-tan đã đi vào lịch sử nhân loại và xảo quyệt lừa dối vô số người và khiến họ trở thành môn đệ của hắn.
Những sự dạy dỗ của các tôn giáo trên thế giới có thể không có những vấn đề lớn về đạo đức. Nhưng chúng làm cho con người không nhìn thấy Đấng Tạo Hoá, Chủ Tể của chân lý, và Chúa Giê-su Chirst, Cứu Chúa và Chủ. Sa-tan rất quỷ quyệt, và hắn đã lừa dối con người cách khéo léo, dạy dỗ họ những đều có vẻ thật. Nhưng Sa-tan đã nô lực hết sức để làm cho mọi người không để ý đến Chân Lý của Sự cứu chuộc trong Chúa Giê-su Christ, nền tảng của sự sống. Vì vậy, vô số người đã bị lừa dối bởi Sa-tan, trở nên mù loà đối với sự thật, và tiếp tục đi trên con đường dẫn đến sự huỷ diệt lâu dài. Dầu vậy, ngày nay vẫn còn nhiều người đang bước đi trên cùng con đường này.
Trong thời kì hiện đại, Sa-tan nhận ra rằng thời gian của hắn gần hết nên đã tìm mọi phương cách để dẫn dắt con người đi lạc (Khải Huyền 12:12). Đặc biệt, Sa-tan đã nhắm vào những con người hiện đại là những người có được sự giáo dục cách khoa học và lý luận; Sa-tan đã vượt xa hơn lãnh vực tôn giáo và xâm nhập vào mọi lãnh vực của đời sống con người như: văn hoá, xã hội, chính trị, nghệ thuật, khoa học, v.v… Kết quả là, bản thân Sa-tan bắt đầu nhận được sự thờ phượng từ đây.
Trong chương kế tiếp (chương 3), chúng ta sẽ nghiên cứu Phong trào Thời Đại Mới, tức tôn giáo của Sa-tan ngày hôm nay, và Chủ nghĩa đa tôn giáo, để tìm ra cách nào Sa-tan đã che giấu con người thật của hắn cách tài tình trong hệ thống văn hoá ngày hôm nay.
bấy lâu nay con không biết Ngài, không thờ phượng Ngài và hôm nay con biết con là người có tội, cảm ơn CHÚA đã yêu con, chết trên thập tự giá để chuộc tội cho con. Giờ đây con tuyên bố con tin nhận CHÚA làm cứu Chúa của cuộc đời con, xin ghi tên con vào sổ sự sống đời đời con cảm ơn Chúa, con cầu nguyện nhân danh chúa Giê-xu Christ Amen!
LIÊN HỆ NHÀ THỜ