Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 13)

Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 13)

V. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn ở Châu Á

D. Nguồn Gốc của Phật Giáo

Phật giáo được bắt đầu vào thế kỉ thứ 6 TCN ở vùng trung bắc của Ấn Độ gần sông Hằng. Trong suốt 200 năm sau cái chết của Đức Phật, Phật giáo tập trung vào nghiên cứu các giáo lý. Sau đó, vào thế kỉ thứ 3 TCN vào thời trị vì của vua Ashoka của Ấn Độ, Phật giáo nhận được sự hỗ trợ từ vua và được truyền bá trên khắp Ấn Độ.

Vào đầu thế kỉ thứ nhất TCN, có một phong trào trong Phật giáo nhằm thay đổi trọng tâm từ giáo lý sang lợi ích công cộng. Những người tham gia phong trào này công bố rằng đây là ý chỉ của Đức Phật dành cho tất cả các Phật tử rằng họ phải chăm sóc và giác ngộ công chúng,

chứ không chỉ tập trung và nghiên cứu giáo điều. Đây là một phong trào nhằm quảng bá Phật giáo. Phật giáo Đại thừa bắt đầu, dựa trên nền tảng này.

Bằng cách này, Phật giáo của Ấn Độ bị chia thành hai nhánh – Phật giáo Tiểu thừa tập trung vào việc bảo tồn hình thức truyền thống của đạo Phật, và Phật giáo Đại thừa tập trung vào việc giác ngộ và giúp đỡ công chúng. Cả hai nhánh bắt đầu truyền bá tôn giáo của họ cho các nước láng giềng của Ấn Độ. Phật giáo Tiểu thừa được truyền đến các vùng phía nam bao gồm Sri Lanka, Myanmar, Cambuchia, Thái Lan, Lào, Malaysia, v.v… Vì vậy, nó cũng được gọi là Phật giáo phương Nam. Mặt khác, Phật giáo Đại thừa, cũng được gọi là Phật giáo phương Bắc, được truyền bá qua Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ nhất SCN và tiếp tục ảnh hưởng Hàn Quốc và Nhật Bản.

Khi Phật giáo Đại thừa nhắm vào mục tiêu phát triển cách rộng rãi, nó đã dễ dàng kết hợp với các tôn giáo dân gian ở Trung Quốc như đạo Khổng và đạo Lão, v.v…và nó nhanh chóng bị bản địa hoá. Phật giáo được truyền bá đến Hàn Quốc trong suốt thời gian trị vì của ba vương quốc – Gogureo (372 SCN), Baekje (384 SCN), và Shilla (418 SCN).Và đặc biệt, Phật giáo đã trở thành quốc giáo vào thời trị vì của Shilla sau khi Yichadon bị xử tử (527 SCN).

Phật giáo đến Nhật Bản vào thế kỉ thứ năm và thứ sáu qua Baekje. Trước đó, Nhật Bản có một tôn giáo dân gian gọi là Thần giáo (Shintoism) thờ phượng tổ tiên, các thần trong thế giới tự nhiên, các thần bảo vệ, và nhiều vật thể khác như những vị thần. Nhật Bản là một đất nước điển hình tin vào thuyết phiếm thần, và họ tin rằng tất cả mọi thứ đều có thể trở thành thần. Vì vậy, việc một người Nhật thờ cúng một vài vị thần là chuyên bình thường. Vì thế, mặc dù Phật giáo đến Nhật Bản nhưng nó chỉ được xem đơn thuần là một tôn giáo phục vụ một trong nhiều vị thần có sẵn. Ngày nay, đền thờ Phật giáo ở Nhật Bản chỉ được xem là một nơi để tổ chức lễ tang.

91

Hình 89. Gisanmanbulsa Trung Quốc.) Fuzhou, Fujian. China. Licensor: Christopher, Tania and Isabelle Luna (CC BY 2.0).

Hình 90. Bulguksa Một đền thờ Phật giáo được xây dựng trong thời trị vì của vưdng quốc Shin-ra. Thế kỉ 6 SCN, Gyeongịu, Hàn Quốc. Licensor: Parhessiastes (CC BY-SA 3.0).

92

Hình 91. Kenninji. Một bức hoạ hai con rồng trên trần nhà (1202 và 2002 SCN), tranh hoạ trần nhà, Kyoto. Nhật Bản. Licensor: kazuh (CC BY2.0).

Hình 92. Đền thờ Longshan. Một đền thờ, kết hợp cả hai Phật giáo và Lão giáo, toạ lạc tại Đài Loan. 1738 SQN, Đài Bắc, Đài Loan. Licensor: Shen Shi’an (CCBY- SA 2.0).

Các đền thờ Phật giáo ở nhiều quốc gia đều có nhiều tranh vẽ con rắn và con rồng. Các thầy tăng thực hành thiên định và tu khổ hạnh trọn đời họ sẽ bước vào thế giới thần linh. Họ sẽ kinh nghiệm được chiều hướng thuộc linh, và gặp con rồng cùng con rắn. Từ quan điểm của Cơ Đôc giáo, nơi thuộc linh mà họ chạm tới qua thiền định là Tầng trời thứ nhất (bầu khí quyển) vả Tầng trời thứ hai (vũ trụ) là nơi Sa-tan và ma quỉ đang ngự trị.

Họ đã gặp Sa-tan ở đó. Sa-tan dạy họ các giáo lý và họ đã thánh hoá các giáo lý này. Vì họ đã nhận được thần linh của Sa-tan và thể hiện nó, nên hầu hết các đền thờ Phật giáo trên thế giới không thể tránh khỏi có những hình tượng của con rắn và con rồng.

94

Hình 93. Đền thờ Haw Phra Kaew

Một đền thờ cất giữ tượng Phật bằng ngọc lục bảo (Phra Kaew). Toạ lạc tại Lào.

A.D. 1565, Vientiane, Laos. Licensor : A Icy on (CC BY-SA 3.0).

93

Hình 94. Đền thờ Hong San See Các hình tượng con rồng được đặt trên các cột và mái nhà, toạ lạc tại Singapore.

A.D. 1913, Singapore. Licensor: Shiny Things (CC BY2.0).

95

Hình 95. Đền thờ Cheng Hoon Teng

Một tranh vẽ trên tường toạ lạc tại Malaysia A.D. 1646, Melaka, Malaysia. Licensor : Chang’r (CC BY-ND 2.0).

96

Hình 96. Chùa Rồng

Tất cả các cấu trúc trong chùa đều được trang trí với hình ảnh con rồng, toạ lạc tại Việt Nam.

1945 SCN, Đà Lạt, Việt Nam. Licensor: Jax H (CC B Y-ND2.0).

97

Hình 97. Phra Maha Chedi Chai Mongkol

Một tượng Naga, con rắn có bảy đầu, toạ lạc tại Thái Lan.

1985 SCN, Đền thờ Pha Nam Thip Thepprasit Wanaram. Roi Et, Thái Lan.

98

Hình 98. Đền thờ Nan Hua Ngôi đền thờ Phật giáo đầu tiên ở Châu Phi, toạ lạc tại Nam Phi.

1992, Cộng Hoà Nam Phi. Licensor: Ivan Fourie (CCBY2.0).

Một vài thầy tăng Phật giáo nổi tiếng thậm chí xưng nhận rằng họ gặp Sa-tan các trực tiếp. Một ví dụ là Sungchol của Hàn Quốc (1912-1993) đã giảng một bài giảng về Phật giáo như sau: “San-tan, hãy đến! Tôi tôn kính và thờ phượng ngài. Vì bản chất của ngài là một thánh Phật. Sa-tan và Đức Phật là hai tên gọi lừa dối và vô ích, vì nhân dạng thật của họ hoàn toàn không có gì khác nhau” (23/04/1987, Chosun llbo). Ở đây, Sungchul thưa nhận rằng Sa-tan và Đức Phật là một. Trong quyển sách của ông, có tựa đề ‘Đừng Lừa Dối Chính Mình’ (tr.215, Yulimwon, 2005), ông đã xưng nhận rằng tim ông tan vỡ thành một triệu mảnh nhỏ vì ông đã dẫn quá nhiều người vào nơi sâu nhất của địa ngục (Avici in Sanskrit or ) Bằng cách thiền định và tu khổ hạnh, ông đã gặp con rồng, con rắn trong từng trời thứ nhất và thứ hai và ông đã nhận ra rằng nó không ai khác ngoài Sa-tan (Khải Huyền 20:1), ‘kẻ lãnh đạo cầm quyển chốn không trung’ (Ê-phê-sô 2:2), ‘thần của đời này’ (2 Cô-rinh-tô 4:4), và ‘vua chúa đời này’(Giăng 12:31). Mặc dù Sungchol biết điều này, ông vẫn không có khả năng vượt ra khỏi tối tăm.

99

Hình 99. Bài giảng của Sungchol vào ngày sinh nhật của Đức Phật

Bài viết của Sungchol trên một tờ báo, Chosun ilbo, 23/04/1987. 23/04/1987, The Chosunilbo, tr.7.

Phật giáo tin rằng sự thiền định và tu khổ hạnh sẽ giúp một người hiểu được chân lý vượt thời gian và không gian. Họ nghĩ rằng con người bằng khả năng của mình có thể đạt được chân lý tối cao. Nhưng họ chỉ có thể đạt tới một khoảng không gian trong vũ trụ (tầng trời thứ nhất và thứ hai) là nơi Sa-tan và các lực lượng quỉ sứ đang ngự trị. Cho dù họ có làm bất cứ điều gì – từ bỏ chính mình và dục vọng, giữ mình khỏi việc sát sanh, vượt qua những thứ trần tục, và nhấn mạnh và thực hành việc lành cho chúng sinh, nhưng họ về bản chất vẫn dính chặt với thế giới của Sa-tan. Nói cách khác, đích đến cuối cùng của họ là hồ lửa đời đời (Khải Huyền 20:10,14, 21:8), tức là địa ngục (Ma-thi-ơ 10:28; Mác 9:43,48), nơi dành cho Sa-tan và những kẻ theo hắn mãi mãi.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *