Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 8)
IV. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn ở Trung Đông
Vùng Trung Đông là nơi bắt nguồn của tôn giáo Ba- by-lôn. Cả vùng đều bị ảnh hưởng bởi Sơ-mi-ra-mít cách trực tiếp. Ba vị thần – thần mặt trời, nữ thần mặt trăng, và thần ngôi sao được truyền bá từ Lưu Vực Lưỡng Hà đến phía bắc của Sy-ri và Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến phía đông vùng Ca-na-an, và đến phía nam A-rập Xê-Út, với một ít khác biệt về tên gọi và chức năng.
A. Sự Thờ Phượng Mặt Trăng và Ngôi Sao
Trong vùng Trung Đông, nữ thần mặt trăng Sơ-mi-ra- mít giữ một vị trí ưu thế. Điều này là vì vùng này phần lớn bao gồm những sa mạc nắng cháy. Hầu hết người dân trong vùng Trung Đông làm nghề chăn nuôi gia súc, vì vậy họ tránh thời gian lúc mặt trời chiếu gay gắt, và ưa chuộng ban đêm khi trăng lên. Khi họ thấy tất cả mọi thứ tàn héo lúc ban ngày nhưng tươi trở lại khi trăng lên, họ bắt đầu tin rằng mặt trăng có sức mạnh huyền bí ban sự sống. Vì trăng lưỡi liềm vượt qua bóng tối và dần dần trở thành đầy đặn, nên họ xem nó như một biểu tượng của sự sống, tin lành, sự trù phú, may mắn, hy vọng, và phước hạnh. Nhờ vào niềm tin của người dân về trăng lưỡi liềm nên quyền lực của Sơ-mi-ra-mít dần dần lớn mạnh.
Trước khi Hồi giáo ra đời vào năm 610 SCN, vùng Trung Đông đầy dẫy những thần tượng khác nhau từ tôn giáo Ba-by-lôn. Chúng ta hãy xem xét một số ví dụ sau. Bức tranh sau đây là tác phẩm điêu khắc Ba-anh-sa- min được tìm thấy ở Phan-my-ra, một thành phố cổ của Sy-ri tồn tại cho đến thế kỉ thứ 4 SCN.Thành phố này được xây dựng vào khoảng 950 TCN bởi vua Sa-lô-môn. Phần giữa của tác phẩm điêu khắc là Ba-anh-sa-min, thần cai quản trời. Người ta tin rằng vị thần này ban mưa xuống đất cùng với sự giàu có và con cái. Vị thần này thường xuất hiện cùng với thần mặt trăng và thần mặt trời phía bên trái và bên phải. Bị ảnh hưởng bởi tư tưởng nam quyển của Trung Đông, những vị thần này được thể hiện như những vị thần nam mạnh mẽ. Dù vẻ bên ngoài họ là nam, nhưng chúng ta có thể thấy bản chất của họ chứa đựng nữ thần mặt trăng Sơ-mi-ra-mít.
Hình 52. Ba vị thần của Phan-my-ra, một thành phố cổ
của Sy-ri (Ba-anh-sa-min ở giữa)
Phan-my-ra là một thành phố xây dựng bởi Sa-lô-môn, cũng gọi
là Tát-mốt (1 Các Vua 9:18:2 Sữ Ký 8:14). Ba-anh-sa-min, một vị
thần được tin là chịu trách nhiệm về sự giàu có và sinh sản, đi
cùng với một vị thần mặt trăng Át-li-bon phía bên trái và một thần
mặt trời Da-hi-bon phía bên phải. Hình điêu khắc này thể hiện
cách rõ ràng một Sơ-mi-ra-mít đã bị nam hoá ở Trung Đông.
Thế kỉ 1 SCN. Palmyra, Syria. Musée du Louvre, Paris. Licensor:
World Imaging (CC BY-SA 3.0).
Các đồng tiền xu được khai quật ở vùng Ba Tư (I-răn hôm nay) thường có hình mặt trăng và ngôi sao. Hình bên dưới trình bày các đồng tiền được sử dụng vào thời đế quốc Sát-sa-nít, triều đại này thống trị vùng Ba Tư (I- răn) từ thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ bảy sau Công Nguyên. Đồng tiền 1 Drachma có khắc gương mặt của Khosrow II (cai trị 590-628 SCN), xung quanh gương mặt có trang trí hình mặt trăng và ngôi sao. Điều này cho thấy rằng sự thờ phượng mặt trăng và ngôi sao vô cùng thịnh hành vào thời đó.
Hình. 53. Các đồng tiền Ba Tư có trang trí hình mặt trăng và ngôi sao
Phía trên là các đồng tiền xu của đế quốc Sát-sa-nít (226-651 SCN, Ba Tư). Nhiều đồng xu với hình gương mặt của vua được trang trí với hình mặt trăng và ngôi sao được tìm thấy vào thời đó. Đồng bạc (1 drachma) của Khosrau II, cai trị 590-62 SCN. Shiraz. I-răn. Bộ SƯU tầm cá nhân. Licensor: dynamosquito (CC BY-SA 2.0).
Khi đến A-rập Xê-Út, trung tâm của vùng Trung Đông, ba vị thần của Ba-by-lôn được du nhập vào từ vùng Lưu Vực Lưỡng Hà. Như đã được đề cập ở phần trên, người dân sống ở các vùng sa mạc ở Trung Đông yêu thích và thờ phượng mặt trăng hơn trong ba thần mặt trời, mặt trăng và ngôi sao, vì vậy họ muốn thờ phượng Sơ-mi-ra- mít, nữ thần mặt trăng như vị thần cao nhất. Nhưng người A-rập có nền văn hoá nam quyền, vì vậy họ không thể chấp nhận thực tế rằng thần mặt trăng là một nữ thần. Vì thế, họ đã xoá bỏ tên nữ và thế vào đó một tên nam là ‘Ba-anh’ cho vị thần này. Kể từ đó, tên thần ‘Ba-anh’ được thay đổi thành ‘Hu-banh’, một tên tiếng A-rập, và vị thần mặt trăng này trở thành vị thần tối cao của vùng.
Ở A-rập, khi người ta nói về Hu-banh, thay vì gọi tên riêng của thần là ‘Hu-banh’ người ta lại dùng từ ‘A-la’, có nghĩa là ‘thần’. Tên ‘A-la’ nhanh chóng trở thành tên gọi lâu dài của vị thần. Họ tin rằng thần mặt trăng A-la có ba con gái là an-Lát (nghĩa là ‘nữ thần’), an-U-gia (nghĩa là ‘người có quyền năng’) và an-Ma-nát (nghĩa là ‘thời gian’), và tất cả ba người này được thờ phượng như những nữ thần. Trong ba vị này, an-Lát trở thành nữ thần mặt trời đối lập với thần mặt trăng A-la, an-U-gia trở thành nữ thần ngôi sao (Venus ‘sao Kim Tinh’), và an-Ma-nát được gọi là nữ thần định mệnh. Trong các nước ở vùng A-rập, sự xuất hiện của hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao là do sự ảnh hưởng của nữ thần an-U-gia.
Hình. 54. an-U-gia
Một hình tượng của an-U-gia, một nữ thần ngôi sao (Venus) tìm thấy ở Gioóc-đa-ni. Nó thuộc về người Nabateans của A-rập cổ đại. Thần tượng của người Nabatean, thế kỉ 7 đến thế kỉ 2 TCN, Amman, Gioóc-đa-ni. Licensor :Ken and Nyetta (CC BY2.0).
Hình 55. an-Lát và an-Ma-nát (Từ bên trái qua)Tượng của an- Ma-nát. nữ thần định mệnh, và an-Lát. Nữ thần mặt trời và tỳ nữ của nàng. Được tìm thấy ở Phan-my-ra.
Thế kỉ 2-3 SCN. Pan-my-ra, Sy-ri. Viện bảo tàng nghệ thuật Lyon, Pháp. Licensor : Rama (CC BY-SA 2.0).
Trước khi Hồi giáo được bắt đầu (610 SCN), thương mại và kinh doanh đã phát triển ở Méc-ca nước A-rập Xê-út, và nhiều thương gia ra vào Méc-ca từ mọi hướng. Vì vậy Méc-ca đầy dẫy những thần tượng mà các thương gia nhập vào. Đền thờ Ka-ba là một đền thờ đa thần có không ít hơn 360 thần tượng. Vì thế, người ta thờ phượng các thần ngoại bang vá các linh trong đền thờ. Thần mặt trăng A-la và ba cô con gái thần nữ nằm trong số 360 thần tượng, và họ được xem là những thần cao nhất trong các thần. Bị ảnh hưởng bởi tôn giáo Ba-by-lôn, người ta nghĩ rằng ba vị thần mặt trời, mặt trăng và ngôi sao là những vị thần cao hơn các vị thần khác.
Hình 56. Đền thờ Ka-ba (khoảng năm 1910)
Đền thờ toạ lạc tại Méc-ca (vùng đất thánh của Hồi giáo), A-rập Xê-út. Có những người ở phần dưới phía bên trái của cổng đền đang tụ họp để được chạm vào Hòn Đá Đen. Khoảng 1910, Méc-ca, A-rập Xê-Út
Vào thế kỉ thứ 6 SCN, lúc này thành phố Méc-ca kiếm được rất nhiều tiền từ Đền thờ Ka-ba, Mô-ha-mét (570- 632 SCN) thuộc nhà Ha-sim, chi tộc Ku-ra-ít, được sinh ra. Tổ tiên của Mô-ha-mét, bao gồm người cha sau này của ông, đều là những người canh giữ và thu tiền tại đền thờ.
Khi Mô-ha-mét được 40 tuổi vào năm 610 SCN, ông sáng lập một tôn giáo gọi là Hồi giáo, tuyên bố rằng ông nhận được một khải thị từ một thiên sứ trong khi cầu nguyện. Khải thị từ thiên sứ tên Gáp-ri-ên có nội dung như sau: “Ngươi là vị tiên tri lớn nhất. Đã có sáu vị tiên tri – A-đam, Nô-ê, Áp-ra-ham, Môi-se, Giê-su, và Mô-ha- mét, và ngươi là tiên tri lớn nhất.” Ngoài ra, “Giê-su không phải là Con của Đức Chúa Trời, Người chỉ là một tiên tri và ngươi (Mô-ha-mét) lớn hơn Người.” “Chỉ có một chúa và không ai khác hơn ngoài A-la, thần mặt trăng”, v.v…
Mô-ha-mét học được khái niệm tôn giáo độc thần từ Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo là những tôn giáo đang thịnh hành ở Trung Đông thời gian đó, và ông đã áp dụng nó cho thần mặt trăng A-la. Ông đã chọn thần mặt trăng A-la, vị thần cao nhất trong vùng nơi ông đang sinh sống, như là vị thần duy nhất và triệt tiêu các thần còn lại của 360 vị. A-la đã trở thành thần tượng nhân tạo cao nhất được thờ phượng cách rộng rãi tại vùng A-rập một thời gian dài trước khi Mô-ha-mét được sinh ra. Người Hồi giáo tin rằng A-la của Hồi giáo là một thần nam nhưng bản chất là nữ thần mặt trăng Sơ-mi-ra-mít.
Ngày hôm nay, Người Hồi giáo cho rằng đạo Hồi không cho phép thờ thần tượng, và nó là tôn giáo chỉ thờ duy nhất một thần. Tuy nhiên, trớ trêu thay, thần mặt trăng A-la đã là một thần tượng cao nhất, và các biểu tượng như: trăng lưỡi liềm, Hòn Đá Đen của đền thờ Ka- ba, v.v…vẫn còn ăn sâu gốc rễ trong Hồi giáo. Thêm vào đó, tôn giáo này kế thừa tập tục thờ cúng nhiều thần tượng vào lúc đó, và nó duy trì nhiều hoạt động tôn giáo như Sa-lát (cầu nguyện năm lần một ngày hướng về Mecca, vùng đất thánh), Hajj (lễ hội hành hương đến Mecca), đi bộ vòng quanh đền thờ Ka-ba, hôn Hòn Đá Đen, ném đá kẻ gian ác, Sawm (lễ kiên ăn Ra-man-đan), cắt tóc, thờ phượng vào ngày thứ Sáu, v.v… Rõ ràng là Hồi giáo vẫn còn bám chặt vào các truyền thống của sự thờ cúng đa thần tượng.
Đặc biệt, lễ kiên ăn Ra-ma-đan (Sawm) là một ví dụ điển hình cho thấy Hồi giáo thờ phượng thần mặt trăng. Sawm là một trong Năm Cột Trụ của Hồi giáo, cùng với Sa-ha-đa (tuyên xưng đức tin nơi A-la), Sa-lát (cầu nguyện năm lần một ngày), Za-kát (từ thiện), và Hajj (lễ hành hương đến Méc-ca), là những hoạt động mà các tín đồ Hồi giáo phải theo. Ra-ma-đan có nghĩa là tháng thứ chín của lịch Hồi giáo, và nó bắt đầu khi trăng lưỡi liềm bắt đầu tròn dần cho đến cuối tháng.
Trong suốt thời gian này, người Hồi giáo phải kiên ăn từ buổi sáng khi mặt trăng lặn cho đến buổi tối khi trăng mọc. Nói cách khác, họ phải kiên ăn ban ngày nhưng họ được phép ăn vào ban đêm khi trăng mọc. Họ kiên ăn nhằm than khóc khi mặt trăng bị mất đi quyền lực vì mặt trời, và khi mặt trăng xuất hiện, họ cuối cùng được phục hồi, và họ ăn uống và vui mừng. Trong suốt lễ kiên ăn Ra-ma-đan, người Hồi giáo bày tỏ sự tôn kính sâu sắc nhất cho mặt trăng.
Hình 57. Lễ hành hương của người Hồi giáo đến đất thánh (Hajj) Tại một nhà thờ Hồi giáo al-Masjid al-Haram, Méc-ca, A-rập Xê-út có hàng triệu người hành hương tụ hợp. Người Hồi giáo đi bộ xung quanh đền thờ Ka-ba bảy lần trong suốt cuộc hành hương của họ. 2005, Méc-ca, A-rập Xê-Út.
bấy lâu nay con không biết Ngài, không thờ phượng Ngài và hôm nay con biết con là người có tội, cảm ơn CHÚA đã yêu con, chết trên thập tự giá để chuộc tội cho con. Giờ đây con tuyên bố con tin nhận CHÚA làm cứu Chúa của cuộc đời con, xin ghi tên con vào sổ sự sống đời đời con cảm ơn Chúa, con cầu nguyện nhân danh chúa Giê-xu Christ Amen!
LIÊN HỆ NHÀ THỜ