Nguồn Gốc Các Tôn Giáo – Lời Tựa

Nguồn gốc các tôn giáo

Tác giả: Thomas Hwang, Ph.D

Lời Tựa 

Trong hơn 20 năm qua, tôi từng dạy về Đấng Christ là trung tâm trong thần học sự cứu rỗi cả trong và ngoài nước. Những bản ghi chép lại những sự dạy dỗ này là rất nhiều, đã vượt con số hàng nghìn trang. Tất cả đều là một loạt bài giải kinh về sự cứu rỗi (thần học cứu rỗi) trong toàn bộ Kinh Thánh dựa trên nền tảng ‘dòng dõi người nữ’ trong Sáng thế 3:15, theo cái nhìn của thần học lịch sử, thần học hệ thống và truyền giáo học. ‘Dòng dõi người nữ’ là cụm từ được dùng trong Sáng thế 3:15 để chỉ về Chúa Giê-su Christ. Sáng thế 3:15 đã nói tiên tri rằng Chúa Giê-su, tức dòng dõi của người nữ, sẽ chắc chắn đến thế gian để trở thành Cứu Chúa và chống lại dòng dõi của Sa-tan.

Dòng dõi của Sa-tan được xem là một trong những con cái của Lu-si-phe sa ngã và những thuộc hạ của hắn.

Quyển sách này trình bày quá trình các tôn giáo trên thế giới thờ phượng Sa-tan, tức Lu-si-phe sa ngã, và thế nào một dòng dõi của Sa-tan được bắt đầu. Người đọc cũng sẽ học biết cách nào tôn giáo Ba-by-lôn phát triển thành Chủ nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo.

Tại sao Cơ Đốc giáo và các tôn giáo khác cùng tồn tại và cạnh trạnh với nhau trên thế giới?

Điều này có được định sẵn trong Kinh Thánh không? Nếu Đức Chúa Trời đã định sẵn sự xuất hiện của các tôn giáo khác, thì chúng đã bắt đầu và phát triển như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được thảo luận dưới chủ đề Tôn giáo Ba-by-lôn’.

Ngày nay, tất cả các tôn giáo trên thế giới, kể cả Cơ Đôc giáo, đang được đoàn kết lại dưới cái tên Chủ nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo. Theo quan điểm của truyền giáo học và lai thế học, nó là một dấu hiệu quan trọng báo trước về sự tái lâm của Chúa Giê-su đã đến gần. Kinh Thánh đã nói tiên tri rằng một trong những dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng là sự giảng Tin lành đến những người chưa được nghe về Tin lành (Ma-thi-ơ 24:14), và đồng thời Chủ nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo sẽ xuất hiện (Ma- thi-ơ 24:4-5, 23-28; Khải Huyền 6:1-2).

Thực tế, theo lời tiên tri này, chủ trương cho rằng Chúa Giê-su và sự cứu rỗi hiện diện trong mỗi tôn giáo đang được truyền bá rộng rãi trong giới Cơ Đốc Giáo, và phong trào đoàn kết các tôn giáo trên thế giới đang phát triển nhanh chóng. Đồng thời, lời hứa trong Ma-thi-ơ 24:14, “Phúc Âm về Nước Đức Chúa Trời sẽ được truyền giảng khắp thế giới để làm chứng cho muôn dân, bấy giờ tận thế sẽ đến”, đang được ứng nghiệm, và hiện nay chúng ta chứng kiên sự rao giảng tin lành cho những người chưa được nghe về Phúc âm đang tiến triển nhanh chóng.

Chủ nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo có vẻ tốt đẹp nếu nhìn từ quan điểm nhân đạo, đạo đức và tôn giáo vì nó chấp nhận thực tế rằng các tôn giáo khác nhau đang cùng tồn tại trong xã hội và công nhận rằng các tôn giáo đều có liên quan với nhau. Nó tin rằng vì mỗi tôn giáo đều có  tính chất tôn giáo cao siêu riêng nên tất cả các tôn giáo nên cùng tồn tại bình đẳng với nhau, và nó cũng tin rằng hoà bình thế giới, sự giải phóng nhân loại, cùng sự ổn định và phát triển xã hội có thể được xúc tiến qua việc đối thoại giữa các tôn giáo.

Tư tưởng này từ chối rằng Cơ Đốc giáo là tôn giáo duy nhất đem đến sự cứu rỗi – nó công bố rằng Cơ Đốc giáo chỉ là một trong những tôn giáo tiến bộ. Nó cũng biện luận rằng danh hiệu ‘Đấng Christ’ nên được áp dụng không chỉ cho Chúa Giê-su của Cơ Đốc giáo mà còn cho các nhà sáng lập các tôn giáo khác (Ma-thi-ơ 24:23).

Điều tồi tệ hơn là Chủ nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo tuyên bố rằng sự khải thị cứu rỗi của Đức Chúa Trời xuất hiện không chỉ trong Cơ Đốc giáo mà còn trong các tôn giáo khác, và Cơ Đốc giáo không phải là con đường duy nhất dẫn đến sự cứu rỗi vì có nhiều cách để được cứu trong các tôn giáo khác.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *