Thành Hoàng – Chân Giả Luận (Phần 11)

Thành Hoàng – Chân Giả Luận (Phần 11)

Thành Hoàng nghĩa là cái hào ờ ngoài thành, vốn không có nghĩa gì là thần cả. Xưa kia, vua nhà Tấn là Tư Mã Diêm nhận thấy quần thần thờ vua không trung, trị dân không nhân đức, nên cho vẽ tượng một người trung thần của vua Cao Tổ nhà Hán, tên Quán Anh, để mang treo nơi các công sở cho các quan viên noi gương học hỏi. Không ngờ về sau, câu chuyện truyền khẩu sai lạc, người ta tôn xưng tượng ấy là vị thần giữ thành. Sau đó, các tỉnh, phủ, châu, huyện đều lập miếu thờ Thành Hoàng.

hell-2

Lại có người đặt điều nói rằng Thành Hoàng mỗi ba năm thay đổi một lần. Họ còn bịa chuyện có người chết đi làm Thành-Hoàng xứ này, có người chết đi làm Thành Hoàng xứ kia. Một người nói ra, trăm người nghe và tin lấy được, không xem xét thực hư.

Không hiểu tại sao người ta có thể dễ tin điều dị đoan quái gỡ, còn Đấng Chân Thần Thượng Đế hay ban ơn xuống phước, thì họ không chịu tin kính, thờ phượng. Thật đáng thương.

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *