Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 10)

Khởi Đầu Của Tôn Giáo Ba-by-lôn

Chương 2: Sự Phát Triển của Tôn Giáo Ba-by-lôn (Phần 10)

V. Sự Ảnh Hưởng Của Tôn Giáo Ba-by-lôn ở Châu Á

Sáng Thế đoạn 11 có chép rằng 70 chi tộc của dòng dõi Nô-ê tản ra khắp đất. Trong quá trình này, tôn giáo Ba-by-lôn mà họ phục vụ cũng được họ mang theo, và nó cũng được du nhập vào Châu Á.

Tôn giáo Ba-by-lôn ở Châu Á được bản xứ hoá với một vài khác biệt nhỏ giữa các vùng. Trong các tôn giáo xuất phát từ tôn giáo Ba-by-lôn ở Châu Á, Ấn giáo được xem là phát triển mạnh nhất nhờ vào nền văn minh thung lũng sông Ấn được phát triển ở khu vực sông Ấn. Ấn giáo đã và đang tiếp tục ảnh hưởng toàn bộ Châu Á vì nhiều tôn giáo khác ở Châu Á bao gồm Phật giáo được ra đời từ tôn giáo này.

A. Nguồn Gốc của Ấn Độ giáo

Ấn Độ giáo là một tôn giáo đa thần cơ bản có nguồn gốc từ Ấn Độ. Có hơn 300 triệu vị thần trong Ấn Độ giáo đang được tín đồ Ấn Độ giáo tin ngày nay. Ấn Độ giáo bắt đầu vào khoảng thế kỉ 15 TCN khi người A-ry-an (tổ tiên của người Ấn Độ và l-ran ngày hôm nay) từ Châu Âu xâm chiếm Ấn Độ. Người A-ry-an chinh phục vùng đất và người dân bản xứ và bắt họ làm nô lệ.

Họ hình thành một tầng lớp cai trị – tầng lớp người tự do. Thay vì phục vụ các thần, họ có một tôn giáo đầy lý tưởng và triết học giúp hoà hợp giữa vũ trụ (Brahma) và cá nhân (Atman). Nhưng thời gian trôi qua, họ thần thánh hoá thế giới tự nhiên, tạo ra và phục vụ hơn 3,000 vị thần của mặt trời, bầu trời, núi, bão, mưa, gió, lửa, v.v… Để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, họ mời các vị thần và dâng tế lễ cho các thần. Cuối cùng, họ thành lập đạo Bà La Môn là nền tảng của Ấn Độ giáo vào thế kỉ 13 TCN.

Khi xã hội Ấn Độ dần dần phát triển, tầng lớp người tự do được chia thành ba giai cấp là Brahman (các thầy tế lễ), Kshatriya (tầng lớp quý tộc bao gồm các lãnh đạo chính trị và quân sự), và Vaisya (tầng lớp dân dã bao gồm nông dân và thương gia). Những người bản xứ thuộc tầng lớp nô lệ trở thành Sudra, tầng lớp hạ đẳng, và cũng có những người không thuộc bất cứ tầng lớp nào trong hệ thống giai cấp (Caste), gọi là Đa-lít (cũng được gọi là ‘những kẻ không được đụng đến’ hay ‘những kẻ ngoài lề xã hội’). Vì vậy, hệ thống chia giai cấp được thiết lập và tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Những thầy tế lễ (Brahman) phát minh ra ý tưởng về nghiệp chướng (Karma) và vòng luân hồi (Samsara) (chu kỳ sinh, tử, và tái sinh) và hợp lý hoá hệ thống giai cấp. Tư tưởng này có nghĩa là: Con người tiếp tục trong một vòng lẩn quẩn của sinh, tử và tái sinh (vòng luân hồi), và tầng lớp xã hội của một người trong đời sau được quyết định bởi những hành động trong hiện tại (nghiệp chướng).

Vào khoảng thế kỉ thứ 5 TCN, Phật giáo được thành lập như một sự phản kháng đối với hệ thống giai cấp, là một hiểm hoạ cho đạo Bà La Môn. Kết quả là các thầy tế lễ (Brahman) tiếp nhận các tôn giáo dân gian của người dân, và như thế Ấn Độ giáo của ngày hôm nay được thiết lập. Lúc đầu, trước khi người A-ry-an định cư, người dân bản xứ đã thực hành sự thờ phượng nữ thần, con rắn và các linh, v.v… Họ tiếp tục giữ tôn giáo dân gian của họ mặc dù sự ảnh hưởng của đạo Bà La Môn. Sau đó, khi các tôn giáo dân gian và Bà La Môn kết hợp với nhau, các vị thần được nhân hoá như Vishnu hay Shiva, những thần Bà La Môn không có, đã xuất hiện.

Thật ngạc nhiên là hôm nay đã có 6,400 phân lớp giai cấp trong hệ thống giai cấp của Ấn Độ. Không ai có thể chuyển từ giai cấp này sang giai cấp khác trong cuộc đời hiện tại. Người Ấn giáo nghĩ rằng: Những người thuộc những tầng lớp thấp kém chịu khổ là điều tự nhiên vì giai cấp của họ đã được định bởi nghiệp chướng của họ trong kiếp trước. Vì vậy, họ tin rằng những người ở những giai cấp thấp hơn không xứng nhận được sự giúp đỡ và cảm thông. Trong số 6,400 phân lớp trong hệ thống giai cấp, có khoảng 100 giai cấp đã được nghe tin lành, và hầu hết những người này đến từ những giai cấp bị bỏ ngoài lề.

71

Bảng 5: Hệ thống giai cấp của Ấn Độ giáo

TÔI MUỐN TIN CHÚA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *